Thời gian gần đây đời sống của các ngư dân tại các huyện ven biển tại Nghệ An như: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc… rơi vào cảnh hết sức khó khăn do giá hải sản liên tục giảm giá. Nguyên nhân là do từ trước tới nay đầu ra sản phẩm của ngư dân chủ yếu bán cho thị trường Trung Quốc thế nhưng thời gian gần đây khi người dân thu gom hàng nghìn tấn hải sản thì các thương lái Trung Quốc đã cao chạy xa bay không trở lại mua hàng.
Người dân ven biển lao đao do giá cá giảm mạnh. |
Ngư dân khốn đốn
Giá hải sản giảm mạnh, hàng ngàn tấn hải sản bị tồn trong các kho là thức tế đáng diễn ra tại các xã ven biển của tỉnh Nghệ An. Theo tìm hiểu của chúng tôi nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do từ trước tới nay người dân vẫn thường xuyên gom hàng để bán cho các thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên từ khoảng từ tháng 5/2012 đến nay sau khi người dân gom hàng thì các thương lái Trung Quốc đã không qoay trở lại lấy hàng khiến cho giá hải sản giảm mạnh, đời sống của người dân các xã ven biển gặp vô vàn khó khăn. Hiện tại giá các loại cá, mực đều giảm, giá cá nục nhỏ nhập tại thuyền giao động từ 4.000 - 6.000đ/kg, giá cá cơm trắng khô từ 30.000 - 35.000kg. Anh Dũng, chủ một cơ sở thu gom và chế biến cá ở xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu than thở: “Trước đây sau khi có hàng là thương lái Trung Quốc đến tân nới đặt mua, mấy tháng nay gom hàng nhưng không thấy họ trở lại. Hiện gia đình đang tồn đọng khoảng 15 tấn cá khô, giá cá giảm trước đây cá cơm trắng vấn nhập 45.000 - 50.000đ/kg giờ bán 30.000đ/kg nhưng vẫn không có người mua.
Việc các đầu mối không bàn được hàng, giá hải sản giảm cộng thêm giá xăng dầu, thuê nhân công tăng khiến cho nhiều chủ thuyền rơi vào hoàn cảnh càng ra khơi khai thác càng lỗ. Anh Hoàng - chủ một tàu cá chuyên đánh bắt xa bờ tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Mỗi chuyến đi khoảng nửa tháng chi phí hết 70 - 80 triệu đồng, đợt trước đi về cá bán được giá các thương lái Trung Quốc họ xuống tận thuyền thu mua. Đợt này đi về trúng cá nhưng phải bán chịu, giá thấp nhưng vẫn không có người mua. Tính ra giờ đi biễn không có lãi”.
Ông Nguyễn Đức Xân - Trưởng làng nghề Phú Lợi, xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Làng có hơn 400 hộ chuyên sản xuất mắm, ruốc và hấp, sấy cá khô. Hiện nay nước mắm, ruốc đang tiêu thụ được ở thị trường nội địa, còn cá cơm, cá nục hấp sấy đang tiêu thụ chủ yếu nhờ thương lái Trung Quốc. Trước đây họ sang tận nới thu gom hàng, đợt này chờ mãi vẫn không thấy họ sang mua. Hiện tại ở xã còn tồn đọng hàng trăm tấn cá khô”.
Tại các xã chuyên làm nghề đánh bắt hải sản và chế biến hải sản như Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Thành (huyện Diễn Châu), Nghi Thiết, Cữa Hội (huyện Nghi Lộc) đều có chúng tình trạng giá hải sản giảm, hàng trăm tấn cá tôn đọng vì người dân thu gom nhưng các thương lái Trung Quốc không quay lại mua hàng.
Các ngư dân liên kết với nhau để bám biển. |
Liên kết để bám biển
Hiện tại để đối phó với những khó khăn các ngư dân tại Nghệ An đã tổ chức các “tổ thuyền liên kết”, mỗi tổ gòm 3 - 5 thuyền. Các tổ, nhóm tàu lắp đặt hệ thống thông tin tầm xa tạo thuận tiện trong hoạt động thông tin liên lạc, thông báo cho nhau về luồng cá và liên kết khi đưa sản phẩm về cảng. Từ đó đã giảm được đáng kể chi phí xăng dầu đi lại, chi phí đi tìm luồng cá giảm chi cho các chuyển đánh bắt trên biển. Ngoài ra, các tàu đưa sản phẩm đánh bắt được về cảng, còn tiếp ứng thêm xăng dầu, lương thực, thực phẩm cho các tàu nằm xa bờ đánh bắt dài ngày. Tính ra sau khi tham gia mô hình liên kết mỗi chuyến đi biển của các ngư dân tiết kiệm được khoảng 20% chi phí.
Ông Nguyễn Văn Thống - Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu cho biết: Để có thế bám biển hiện tại các ngư dân trong xã đã liên kết với nhau thành từng tổ nhóm, chia sẻ với nhau về thông tin về luồng cá, có sự phối hợp trong vận chuyển lương thực, xăng dầu, cá về cảng nền chi phí đi biển của các thuyền đánh bắt đều giảm. Đoàn kết chính là yếu tổ giúp ngư dân vượt qua kho khăn trong thời điểm hiện tại.
Cũng theo cách làm này hiện thị xã Cửa Lò đã thành lập được 39 tổ, với 206 tàu thuyền ở bốn phường có ngư nghiệp là Nghi Hải, Nghi Tân, Nghi Thủy và Thu Thủy trong đó đông nhất là ở Nghi Hải với 76 thuyền tham gia tổ liên kết. Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng, ông Nguyễn Hữu Loan - Chủ tịch Hội nông dân TX Cửa Lò cho biết: Mô hình tổ thuyền liên kết được các ngư dân hưởng ứng và ủng hộ vì đây là cách làm đem lại lợi ích trức tiếp cho việc đánh bắt hải sản trên biển của người dân. Tính ra khi tham gia tổ thuyền liên kết chi phí mỗi chuyễn đi biển của ngư dân giảm được từ 20 -25%, đây là cách làm giúp ngư dân bám biển trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Đức Ngọc - Ảnh: ĐN
Theo baoxaydung.com.vn