Thứ năm 10/10/2024 11:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Ngày 24/5: Ghi nhận 1.323 ca nhiễm mới, không có ca tử vong

19:04 | 24/05/2022

Trong vòng 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận 1.323 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó đứng đầu là Hà Nội với 321 ca. Có 6.495 ca được công bố khỏi bệnh trong ngày, không có ca tử vong.

ngay 245 ghi nhan 1323 ca nhiem moi khong co ca tu vong
Trạm y tế xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 an toàn cho 60 trẻ trong ngày 10/5. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 16h ngày 23/5 đến 16h ngày 24/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.323 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 1.322 ca ghi nhận trong nước (tăng 143 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 941 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (321), Vĩnh Phúc (98), Phú Thọ (94), Yên Bái (58), Quảng Ninh (52), Nghệ An (50), Hải Dương (50), Tuyên Quang (44), Bình Phước (40), Lào Cai (39), Hà Nam (38), Hải Phòng (36), Thái Bình (33), Thái Nguyên (32), Nam Định (28), Hòa Bình (27), Bắc Kạn (27), Hưng Yên (24), Thành phố Hồ Chí Minh (22), Hà Giang (19), Lâm Đồng (16), Quảng Bình (16), Sơn La (16), Hà Tĩnh (15), Bắc Giang (14), Điện Biên (13), Quảng Trị (12), Ninh Bình (11), Cao Bằng (11), Đà Nẵng (10), Thanh Hóa (8 ), Lai Châu (8 ), Quảng Ngãi (8 ), Lạng Sơn (7), Bình Dương (6), Gia Lai (4), Bình Thuận (4), Bến Tre (3), Tây Ninh (2), Bà Rịa-Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Đồng Tháp (1), Bạc Liêu (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Trị (-60), Đà Nẵng (-30), Quảng Bình (-21).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (+56), Bình Phước (+34), Hà Nam (+29).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.487 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.711.389 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.205 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.703.631 ca, trong đó có 9.409.586 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.598.484), Thành phố Hồ Chí Minh (609.206), Nghệ An (484.208), Bắc Giang (387.530), Bình Dương (383.770).

Tình hình điều trị

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.495 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.412.403 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 216 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 171 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 27 ca; thở máy không xâm lấn: 4 ca; thở máy xâm lấn: 12 ca; ECMO: 2 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 23/5 đến 17h30 ngày 24/5 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.076 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 39.507.898 mẫu cho 85.814.684 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 23/5 có 130.156 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 219.250.009 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 198.324.832 liều: Mũi 1 là 71.472.978 liều; Mũi 2 là 68.710.338 liều; Mũi 3 là 1.506.139 liều; Mũi bổ sung là 15.163.794 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 41.402.251 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 69.332 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.430.822 liều: Mũi 1 là 8.931.144 liều; Mũi 2 là 8.499.678 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 3.494.355 liều: Mũi 1 là 3.447.331 liều; Mũi 2 là 47.024 liều.

Hoạt động của ngành y tế

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1341/QĐ-BYT ngày 24/5/2022 về việc hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19.

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp phép thêm một loại thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 sản xuất trong nước Molnupiravir Stella 200 mg do Công ty TNHH liên doanh Stellapharm - Chi nhánh 1 (Stellapharm J.V. Co., Ltd. - Branch 1) sản xuất và đăng ký.

Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load