Thứ hai 07/10/2024 07:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Ngày 20/1: Ghi nhận 16.715 ca nhiễm mới COVID-19, 152 ca tử vong

19:49 | 20/01/2022

Trong 24 giờ qua, cả nước có thêm 16.715 ca nhiễm mới COVID-19 tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó Hà Nội dẫn đầu với 2.882 ca, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 5.736 ca.

ngay 201 ghi nhan 16715 ca nhiem moi covid 19 152 ca tu vong
Ngành y tế tỉnh Ninh Thuận lấy mẫu xét nghiệm tầm soát dịch COVID-19 cho người dân tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 16h ngày 19/1 đến 16h ngày 20/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.715 ca nhiễm mới, trong đó 78 ca nhập cảnh và 16.637 ca trong nước (tăng 701 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 11.796 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.884), Đà Nẵng (983), Hải Phòng (722), Bến Tre (614), Khánh Hòa (579), Hưng Yên (565), Bình Định (521), Quảng Ngãi (513), Thanh Hóa (497), Bình Phước (462), Quảng Ninh (389), Bắc Giang (386), Bắc Ninh (373), Cà Mau (361), Trà Vinh (332), Quảng Nam (288), Thừa Thiên Huế (285), Nam Định (283), Hải Dương (280), Vĩnh Phúc (270), Vĩnh Long (269), Nghệ An (245), Thành phố Hồ Chí Minh (245), Tây Ninh (239), Thái Nguyên (235), Lâm Đồng (231), Hòa Bình (218), Bà Rịa - Vũng Tàu (154), Đắk Lắk (153), Tuyên Quang (153), Lạng Sơn (143), Gia Lai (143), Quảng Trị (142), Phú Thọ (139), Bình Thuận (138), Ninh Bình (138), Thái Bình (137), Bạc Liêu (135), Quảng Bình (132), Kon Tum (119), Yên Bái (103), Lào Cai (103), Phú Yên (101), Hà Giang (101), Hà Nam (98), Đắk Nông (98), Điện Biên (98), Sơn La (98), Hậu Giang (90), Đồng Tháp (80), Kiên Giang (77), Đồng Nai (65), Bình Dương (61), Hà Tĩnh (55), An Giang (51), Cần Thơ (47), Long An (38), Cao Bằng (38), Tiền Giang (37), Lai Châu (36), Sóc Trăng (33), Ninh Thuận (29), Bắc Kạn (5).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (-271), Thanh Hóa (-131), Bình Phước (-73).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+109), Quảng Ninh (+92), Đà Nẵng (+91).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 16.234 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 108 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), Thành phố Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.094.802 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.225 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.088.295 ca, trong đó có 1.792.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (512.195), Bình Dương (292.305), Hà Nội (99.910), Đồng Nai (99.530), Tây Ninh (86.553).

Tình hình điều trị

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.736 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.794.924 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.591 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 3.062 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 750 ca; thở máy không xâm lấn: 112 ca; thở máy xâm lấn: 647 ca; ECMO: 20 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 19/1 đến 17h30 ngày 20/1 ghi nhận 152 ca tử vong. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 13 ca, trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (1), Tiền Giang (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (12), Vĩnh Long (12), Kiên Giang (12), Sóc Trăng (9), Tiền Giang (9), Hậu Giang (9), Tây Ninh (6), An Giang (6), Bến Tre (6), Bình Dương (5), Long An (5), Cần Thơ (5), Bạc Liêu (5), Bình Phước (4), Đồng Nai (4), Hòa Bình (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bình Thuận (3), Bắc Ninh (3), Hà Giang (3), Bình Định (3), Khánh Hòa (2), Cà Mau (2), Điện Biên (1), Nghệ An (1), Đà Nẵng (1), Phú Yên (1), Đắk Lắk (1), Lâm Đồng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 157 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.266 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.719.606 mẫu tương đương 76.534.613 lượt người, tăng 56.388 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 19/1 có 1.060.059 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 172.714.400 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.789.865 liều, tiêm mũi 2 là 73.308.371 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 20.616.164 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng dự hội nghị.

Ngay sau khi nhận được thông tin về trường hợp biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng, Bộ Y tế đã chỉ đạo CDC Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Cục Hàng không, Hãng bay và các bên liên quan xác minh, truy vết, lập danh sách hành khách trên chuyến bay nêu trên, thông tin cho các địa phương để kịp thời giám sát, quản lý.

Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa./.

Theo (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load