(Xây dựng) - Triển khai 4 chỉ tiêu kế hoạch cũng như 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, ngành Xây dựng đã đạt được một số kết quả bước đầu trong 4 tháng đầu năm 2017, đặc biệt là việc hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước các lĩnh vực ngành Xây dựng.
Hoàn thiện thể chế
Trong quý I/2017, Bộ Xây dựng trình Chính phủ hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và Luật Kiến trúc để đăng ký vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 4 Nghị định, 5 Quyết định, đề án và 1 Chỉ thị để tiếp tục được hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và góp ý của các Bộ, ngành, địa phương. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã ban hành 2 Thông tư hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.
Tổ chức Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực cho 102 tổ chức, chứng chỉ hành nghề cho 523 cá nhân, cấp 39 giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Giải quyết 112/115 dự án trình thẩm định thiết kế cơ sở, 14/19 dự án trình thẩm định dự án, 55/64 dự án trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập nghiên cứu, xây dựng 2 Đề án “Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành Xây dựng” và “Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và giá trong lĩnh vực xây dựng”, hoàn thành công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng (sửa đổi và bổ sung). Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia theo hướng đồng bộ, hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý.
Quản lý phát triển đô thị và thị trường BĐS
Trong 4 tháng đầu năm, Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ 3 đồ án quy hoạch và 2 nhiệm vụ đồ án... Bên cạnh đó, Bộ đã xác định danh mục các đồ án quy hoạch xây dựng cần rà soát nội dung bảo vệ môi trường, xây dựng đề cương cần điều chỉnh, bổ sung về bảo vệ môi trường. Hướng dẫn, giám sát các địa phương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn. Có 797/797 thành phố, thị xã, thị trấn đã có quy hoạch chung được duyệt (trong đó Bộ Xây dựng đã thẩm định 27 đồ án quy hoạch chung đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, gồm 2 đô thị đặc biệt, 16/17 đô thị loại I, 9 đô thị mới). Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quy hoạch đô thị, nhất là việc quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng các khu đô thị mới, chung cư cao tầng tại: TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, BR-VT, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 03/4/2017, nội dung chủ yếu: tạm dừng khởi công mới các dự án đầu tư thuộc nhóm A trong giai đoạn 2017 - 2020 trừ những dự án đã có trong kế hoạch 2016 - 2020 và phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Đối với dự án nhóm B, C đang triển khai thực hiện thì giao UBND các tỉnh thành xem xét.
Thực hiện các giải pháp kiểm soát sự phát triển của thị trường BĐS theo quy hoạch và kế hoạch, tái cơ cấu thị trường gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội, triển khai đa dạng các loại hàng hóa BĐS nhà ở, đẩy mạnh phát triển phân khúc nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trọng điểm.
Cải thiện môi trường kinh doanh
Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Xây dựng hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghị định này nhằm tăng cường phân cấp thẩm quyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng, giải quyết các vướng mắc cho người dân, DN về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...; trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp phép xây dựng.
Triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các Chương trình hành động của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN, phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho DN, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, trọng tâm là tái cơ cấu các DNNN do Bộ Xây dựng quản lý. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác CPH 4 TCty còn lại (Sông Đà, HUD, IDICO và VICEM); dự kiến trong quý II/2017 Bộ sẽ thực hiện IPO 3 TCty: Sông Đà, HUD, IDICO ngay sau khi có phương án CPH. Tiếp tục tái cơ cấu Xi măng Hạ Long và Sông Thao và đôn đốc các DN đã CPH thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và thoái vốn theo kế hoạch đã phê duyệt...
Thanh Nga
Theo