Thứ năm 25/04/2024 15:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ngành Du lịch cần có giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để “sống sót” qua đại dịch

15:42 | 18/06/2021

(Xây dựng) – Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu, trong đó, du lịch là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất. Việt Nam đã rất thành công trong kiểm soát dịch, tuy nhiên với diễn biến khó lường của tình hình hiện nay, ngành Du lịch cần chủ trương triển khai xã hội hóa vắc xin, tạo điều kiện sớm khôi phục ngành trong bối cảnh bình thường mới.

nganh du lich can co giai phap dong bo manh me de song sot qua dai dich
Nhiều điểm du lịch trên cả nước đều rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”.

Sự bùng phát dịch bệnh gần đây đã lại một lần nữa ảnh hưởng đến ngành du lịch cả nước. Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bùng phát ở một số tỉnh, thành phố khiến các hoạt động lễ hội, du lịch bị tạm dừng. Các khu di tích, danh lam, điểm đến du lịch bị tạm thời đóng cửa. Khách du lịch thì e ngại đồng loạt hủy tour, hay các gói combo, khách sạn, vé máy bay cũng bị tạm hoãn, kể cả những địa điểm đến chưa có dịch Covid. Điều này dẫn đến ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch một lần nữa lao đao, thậm chí đã có tình trạng doanh nghiệp phá sản.

Các địa điểm du lịch cần tiếp cận bằng đường hàng không như: Đà Nẵng, Nha Trang ghi nhận nhiều yêu cầu hủy phòng ngay trước dịp lễ khi thông tin về những ca lây nhiễm đầu tiên được công bố.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng ước đạt 74.000 lượt, giảm 42% so với dự kiến trước lễ. Các sự kiện, lễ hội lớn tại Đà Nẵng cũng bị tạm dừng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Lượt khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch tại Đà Nẵng trong dịp lễ cũng chỉ đạt 40.000 lượt khách, giảm 30% so với ước tính trước lễ.

Ngược lại, các địa điểm dễ dàng tiếp cận bằng xe như: Hồ Tràm, Vũng Tàu, Đà Lạt vẫn đón nguồn cầu tăng lên sát dịp lễ khi nhiều gia đình lo ngại nguy cơ lây nhiễm khi phải di chuyển bằng đường hàng không.

Theo số liệu từ HoREA, cả nước hiện có khoảng 82.900 căn hộ du lịch, 28.100 biệt thự du lịch, 15.660 nhà phố du lịch. Các dự án bất động sản du lịch tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh du lịch như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… với tổng nguồn vốn đầu tư vào các dự án ước khoảng 100.000 tỷ đồng.

Hiện nay, phân khúc bất động sản du lịch này không chỉ gặp khó do nguồn cung có hiện tượng cao hơn cầu, pháp lý chưa rõ ràng, lợi nhuận của nhà đầu tư chưa được đảm bảo mà còn bị giáng đòn đau do dịch Covid-19. Mới có dấu hiệu hồi phục trở lại thì mới đây, dịch Covid-19 này lại tái phát ở một số địa phương. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản du lịch sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn chồng khó khăn.

Nhìn từ các số liệu báo cáo về thị trường bất động sản có thể thấy sự tàn khốc của dịch Covid-19 đến phân khúc này. Theo báo cáo thị trường của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 6 tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay do chính sách phong tỏa. Công suất phòng giảm 36 điểm phần trăm theo năm xuống 32%, trong khi giá phòng giảm 13% theo năm xuống 74 USD/phòng/đêm. Trong đó, phân khúc 5 sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc chủ yếu vào khách quốc tế.

Còn theo Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, lượng khách quốc tế tại thành phố trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 69% theo năm xuống 1,3 triệu lượt.

Không chỉ các doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành bị ảnh hưởng, sự sụt giảm nguồn du khách cũng khiến các dịch vụ đi kèm phục vụ ngành Du lịch như dịch vụ lưu trú, ăn uống, khu vui chơi, giải trí, mua sắm... gặp nhiều khó khăn. Các hãng lữ hành rất khó khăn trong việc hoàn trả lại chi phí cho khách hàng, do vậy các công ty này mong muốn các hãng hàng không, các nhà cung cấp dịch vụ nên có gói dịch vụ giảm giá cụ thể để hỗ trợ khách hàng hủy tour tạo sự khích lệ cho du khách tiếp tục đi du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Nhằm đưa ra giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả, Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa có công văn gửi các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp dịch vụ liên quan đến du lịch, Hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố về việc xã hội hóa tiên vắc xin phòng chống Covid-19.

Theo đó, Việt Nam dù rất thành công trong công tác phòng chống dịch, nhưng do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, với tinh thần chủ động tấn công như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngành Du lịch chủ trương triển khai xã hội hóa chương trình vắc xin để đồng hành cùng Chính phủ đồng thời tạo điều kiện sớm khôi phục ngành Du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Thực hiện chủ trương này, ngày 21/4/2021, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã có Công văn số 45/CV-HHDVVN xin ý kiến về việc xã hội hoá chương trình vắc xin trong ngành Du lịch. Nội dung này đã nhận được sự ủng hộ cao của Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố và nhiều doanh nghiệp hội viên. Để có cơ sở báo cáo Chính phủ và làm việc với Bộ Y tế về đề nghị cho phép hệ thống doanh nghiệp du lịch được đóng góp kinh phí để tiêm phòng vắc xin cho các đơn vị du lịch bao gồm cán bộ, nhân viên và gia đình của họ, Hiệp hội Du lịch Việt nam đề nghị các đơn vị đăng ký số lượng người và địa điểm tiêm vắc xin.

Đồng thời, Hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp du lịch tích cực đóng góp vào Quỹ vắc xin của Chính phủ nhằm triển khai công tác phòng chống Covid-19.

Bài: Ngành Du lịch cần có giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để “sống sót” qua đại dịch, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load