Thứ hai 16/09/2024 01:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ngân hàng UOB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 8,2%

14:27 | 05/10/2022

(Xây dựng) - Tăng trưởng GDP thực tế trong quý 3/2022 của Việt Nam vượt trội ở mức tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đạt được nhờ vào mức tăng trưởng âm 6% cùng quý năm ngoái cũng như đà phục hồi được tiếp diễn trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ kể từ khi Việt Nam mở cửa trở lại.

Sự phục hồi mạnh mẽ của GDP trong quý 3/2022 đặt nền tảng cho một kết quả tích cực trong cả năm 2022 và Ngân hàng UOB đang nâng mức dự báo cả năm lên 8,2% từ mức công bố 7% trước đó, mặc dù triển vọng cho năm 2023 kém lạc quan hơn do sự thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương đè nặng lên Mỹ và châu Âu.

GDP quý 3/2022 tăng trưởng vượt trội ở mức hai con số

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố vào ngày 29/9 cho thấy, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý 3/2022 ở mức 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 7,8% đã được điều chỉnh trong quý 2/2022 (ước tính trước đó là 7,7%).

Mặc dù kết quả đạt được dưới mức ước tính chung là 14,4%, nhưng đây vẫn là mức tăng kỷ lục theo quý đối với Việt Nam và vượt qua mức tăng 13,5% của Ấn Độ trong quý 2 để trở thành kết quả tăng trưởng mạnh nhất ở châu Á trong năm nay.

Ngân hàng UOB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 8,2%

Sự phục hồi mạnh mẽ của GDP trong quý 3/2022 được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng âm vào cùng kỳ năm ngoái với mức giảm kỷ lục 6% khi Việt Nam phải đóng cửa trong giai đoạn này do biến thể Omicron của virus Covid-19. Trong khi đó, việc mở cửa trở lại và nới lỏng các hạn chế di chuyển kể từ đầu năm nay đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh từ quý 2/2022, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ khi tâm lý chung được cải thiện.

Trong 3 quý đầu năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 8,8% so với cùng kỳ, so với mức tăng 6,4% trong 2 quý đầu năm. Nhiều hoạt động được thúc đẩy trên các lĩnh vực chính trong giai đoạn từ quý 1 đến quý 3, bao gồm xây dựng (kết quả gộp 3 quý đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và so với 3,7% trong quý 2), sản xuất (10,7% so với 9,7% trong quý 2) và dịch vụ (10,6% so với 6,6 % trong quý 2).

Sự phục hồi đặc biệt rõ rệt trong lĩnh vực dịch vụ, khi mảng dịch vụ lưu trú và ăn uống trong 3 quý đã tăng 41,7% so với cùng kỳ và so với mức 11,2% trong quý 2, trong khi phân khúc vui chơi, giải trí tăng 14,5% so với cùng kỳ từ mức 8% trong quý 2 do các hạn chế được nới lỏng và khách nước ngoài quay trở lại.

Các dữ liệu công bố hàng tháng khác cũng cho thấy các hoạt động nhìn chung đã trở lại bình thường cùng với việc nới lỏng các biện pháp Covid-19 và mở cửa lại biên giới.

Trong nước, lĩnh vực bán lẻ được hưởng lợi đáng kể khi tiếp tục duy trì mức khả quan trong tháng thứ 8 liên tiếp và ghi nhận mức tăng cho đến quý 3/2022 là 15,8% so với cùng kỳ năm trước, kéo dài mức tăng 11,3% đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, chi tiêu liên quan đến du lịch đến hết quý 3/2022 đã tăng 294,9% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 94,4% tính đến tháng 6.

Về ngoại thương, sự chậm lại ở cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu có thể dẫn đến nhu cầu chậm lại trong tương lai do chính sách thắt chặt từ các ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến tâm lý chung cũng như các hoạt động tiêu dùng.

Xuất khẩu tăng 10,3% so với cùng kỳ, chậm đáng kể so với mức tăng 17,3% tính gộp từ đầu năm, trong khi giá trị xuất khẩu đạt 29,9 tỷ USD trong tháng 9, thấp hơn mức trung bình của năm 2022 tính đến nay là 31,3 tỷ USD.

Tương tự đối với nhập khẩu, trong tháng 9 đạt mức tăng 6,4% so với cùng kỳ, trong khi 9 tháng đầu năm tăng 13% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại lũy kế trong năm nay đạt 6,5 tỷ USD trong tháng 9, vượt mức thặng dư thương mại cả năm 2021 là 4,8 tỷ USD.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn khả quan, với dòng vốn giải ngân tính gộp từ đầu năm đến tháng 9 đạt 15,4 tỷ USD, so với mức 10,1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022, mức tăng gộp 9 tháng tăng 15,6% so với cùng kỳ. Trên dữ liệu tính toán hàng năm, FDI trong năm nay có nhiều khả năng sẽ đi đúng hướng, ít nhất là tương đương với tổng dòng vốn 19,7 tỷ USD được giải ngân ghi nhận vào năm 2021.

Tuy nhiên, vốn FDI cam kết hoặc đăng ký - cho thấy quy mô giải ngân vốn FDI trong tương lai tiếp tục ở mức thấp trong năm 2022. Vốn FDI đăng ký trong 9 tháng giảm 15,3% so với cùng kỳ xuống còn 18,8 tỷ USD, so với 22,1 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước. Trong số vốn cam kết, 64% dành cho lĩnh vực chế biến và chế tạo, trong khi 19% dành cho bất động sản. Singapore là quốc gia dẫn đầu về vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Số liệu CPI mới nhất cho thấy áp lực gia tăng lạm phát vẫn hiện hữu. CPI toàn phần tăng 3,9% trong tháng 9 từ mức 2,9% trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2020 và gần mức trần 4% của ngân hàng trung ương. Tương tự, lạm phát cơ bản (thực phẩm và năng lượng) tăng 3,8% trong tháng 9 từ mức 3,1% trong tháng 8, hai tháng liên tiếp ở mức trên 3% và là mức cao nhất tính từ kỷ lục bắt đầu vào năm 2015. Sự gia tăng của chi phí vận tải, thực phẩm và nhà ở là động lực chính cho lạm phát toàn phần và có khả năng sẽ vẫn tiếp tục như vậy ở hiện tại.

Nâng dự báo GDP cho năm 2022

Sự phục hồi mạnh mẽ của GDP trong quý 3/2022 đã tạo nền tảng vững chắc trong 9 tháng đầu năm, là tiền đề cho tăng trưởng mạnh mẽ của cả năm 2022. Với mức tăng trong 9 tháng đầu năm đạt 8,8% so với cùng kỳ, Ngân hàng UOB tiếp tục nâng cao mức dự báo tăng trưởng cả năm cho Việt Nam là 8,2% (so với mức 7% mà chúng tôi đã công bố trước đó).

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là triển vọng năm 2023, khi chính sách thắt chặt tiền tệ gay gắt từ các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ đè nặng lên Mỹ và châu Âu, hai thị trường xuất khẩu chính chiếm 41% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Do vậy, trong Dự báo Triển vọng toàn cầu hàng quý mới nhất của UOB, chúng tôi dự đoán một cuộc suy thoái đối với các nền kinh tế lớn vào năm 2023, mặc dù tại thời điểm này không có sự chắc chắn về mức độ và thời gian của cuộc suy thoái. UOB đang giữ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ở mức 6,6%, dựa trên ước tính nhu cầu từ các thị trường chính sẽ tiếp tục chậm lại.

Ngân hàng UOB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 8,2%

Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) gây bất ngờ với việc thắt chặt lãi suất vào cuối giờ chiều 22/9, qua đó báo hiệu bắt đầu chu kỳ bình thường hóa chính sách sau khi Fed tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp vào sáng cùng ngày.

NHNN đã tăng hai lãi suất chính sách lên 100 điểm cơ bản, nâng lãi suất tái cấp vốn từ mức thấp lịch sử 4% lên 5%. Trong bối cảnh Fed có lập trường sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất, đồng USD tiếp tục tăng giá, đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá thêm và tỷ lệ lạm phát gần mức mục tiêu của NHNN. Chúng tôi cho rằng có khả năng NHNN sẽ tăng thêm 100 điểm cơ bản đối với lãi suất tái cấp vốn trong vòng 2 quý tới. Điều này sẽ đưa lãi suất tái cấp vốn lên 5,5% vào cuối năm 2022 và sau đó là 6% vào cuối quý 1/2023, bằng với mức được công bố ngay trước thời điểm Covid-19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu vào tháng 3/2020.

Về mặt ngoại hối, đồng tiền Việt Nam không thể tránh khỏi sự suy yếu chung của các đồng tiền trên toàn châu Á bởi sự tăng giá mạnh mẽ của đồng USD trong kỳ vọng tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, cùng với lo ngại về sự suy thoái gia tăng của Trung Quốc. Do đó, đồng tiền Việt Nam vẫn có xu hướng giảm giá thêm trong các quý tới mặc dù khoản trượt giá có thể được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nước. Nhìn chung, dự báo tỷ giá USD/VND của chúng tôi được đặt ở mức 24.000 trong quý 4/2012, 24.100 trong quý 1/2023, 24.200 trong quý 2 và 24.300 trong quý 3/2023.

Hoàng Yến (Nguồn ảnh: UOB)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load