Thứ ba 23/04/2024 16:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ngân hàng siết vốn: Nhà đất đổ dốc ngay?

14:47 | 27/03/2016

Đối với phần lớn các dự án bất động sản thương mại, vốn phải trông cậy là nguồn tín dụng từ ngân hàng. Trong khi đó, nhiều kênh huy động khác như quỹ tín thác, chứng khoán hóa BĐS,… vẫn còn dang bỏ ngỏ.

Cho đến nay, luồng tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn là quan trọng nhất đối với thị trường BĐS hiện tại. Thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, số dư tín dụng của hệ thống NHTM đối với thị trường BĐS khoảng 270 000 tỷ đồng. Đến năm 2012, với nhiều giải pháp hạn chế vốn vào BĐS, số dư tín dụng khoảng là 190 000 tỷ đồng. 

Và theo báo cáo của NHNN vào thời điểm tháng 12/2013 số dư tín dụng của hệ thống NHTM đối với thị trường BĐS là 268 000 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2014 là 350 000 tỷ đồng, tăng hơn 2,78% so với cuối năm ngoái. 

Tính đến hết năm 2015, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, đạt 392.801 tỷ đồng, tăng 25,68% so với thời điểm 31/12/2014 và tăng 4,8% so với thời điểm 30/11/2015. 


Tín dụng ngân hàng tác động lớn tới BĐS

Thống kê số liệu của các ngân hàng cho thấy, tín dụng đối với BĐS đã bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các ngân hàng thương mại vẫn chỉ cho vay đối với khách hàng tiềm năng, có tài sản đảm bảo, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn.

Đại diện doanh nghiệp, ông Lê Quốc Hiệp, GĐ BĐS Dầu khí toàn cầu chia sẻ, theo các quy định hiện hành của luật pháp, các chủ dự án phải có tối thiểu 20% vốn/tổng mức đầu tư. Hiện nay phần vốn này thường sử dụng cho việc giải phóng mặt bằng hoặc nộp tiền đất và các công việc chuần bị đầu tư khác. 

Số vốn này chỉ đóng vai trò khởi động ban đầu và thậm chí nếu một chủ đầu tư triển khai nhiều dự án cùng một lúc thì ngay cả những công việc nêu trên cũng không đủ để giải ngân. Vì vậy có thể nói, nguồn vốn này mang tính danh nghĩa nhiều hơn. Như vậy rõ ràng đối với phần lớn các dự án BĐS thương mại, nguồn vốn phải trông cậy là nguồn tín dụng từ ngân hàng.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước, thị trường bất động sản vẫn luôn phụ thuộc vào ngân hàng, cả người xây nhà lẫn người mua nhà. Ông Nghĩa dẫn chứng, tại Mỹ, những tập đoàn bất động sản lại chủ yếu đi vay vốn ngân hàng, vì kinh doanh bất động sản đòi hỏi số vốn rất lớn mà các tập đoàn bất động sản lại hầu như ít khi niêm yết lên sàn chứng khoán. 

Còn với người mua nhà tại Mỹ thì gần như  là mua nhà bằng tiền vay ngân hàng. Thói quen mà người dân Mỹ là không dùng toàn bộ số tiền mình có được để mua nhà, trái lại họ vay trả góp của Ngân hàng Mỹ để mua nhà và dùng tiền của mình đầu tư vào khu vực khác kiếm lời.

Ông Nghĩa cho rằng việc các ngân hàng thích cho vay bất động sản là dễ hiểu vì thứ nhất, có tài sản thế chấp. Thứ hai, thị trường bất động sản có thể suy giảm trong ngắn hạn nhưng về dài hạn vẫn là thị trường nền tảng. Thứ ba, các nhà đầu tư trong trường hợp cần tìm nơi trú ẩn vẫn sẽ tìm vào bất động sản.

Thêm nguồn vốn cho BĐS

Theo các chuyên gia, để thị trường BĐS phát triển lành mạnh cần có thêm các nguồn vốn khác, không thể trông chờ vào ngân hàng. Với những đòi hỏi về vốn của thị trường BĐS, nguồn vốn tín dụng ngân hàng với những ràng buộc của chính sách tiền tệ, trong thời gian tới cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính và đa dạng hóa các loại hình huy động vốn khác nguồn vốn từ quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho thị trường BĐS.

Ông Đặng Hùng Võ cho biết, ở các nước, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS là một giải pháp có sức sống khá mạnh. Chứng khoán hóa vốn đầu tư vào thị trường BĐS là một giải pháp đã có khung pháp luật nhưng vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là giải pháp tốt trong hoàn cảnh thị trường BĐS đã phục hồi trở lại.


Thị trường ổn định cần có sự đa dạng các nguồn vốn

Ngoài việc các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, hình thức niêm yết dự án đầu tư cũng đã được áp dụng. Ở Việt Nam, cơ chế mua bán BĐS hình thành trong tương lai có thể chuyển sang niêm yết theo dự án và trả BĐS theo số lượng cổ phiếu.

Một hình thức cũng khá hiệu quả là thành lập các quỹ tín thác đầu tư BĐS để thu nhận vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó đầu tư vào kinh doanh BĐS. Khung pháp luật về quỹ đầu tư BĐS đã được hình thành ở mức độ Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Một giải pháp vốn nữa cần quan tâm là tạo cơ chế thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. Đây là cách thức tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn tại những ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn.

Theo D.Anh/Vietnamnet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Thu hồi chủ trương nghiên cứu, khảo sát lập dự án Khu nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng Nam Bình

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND thành phố Vũng Tàu thu hồi chủ trương nghiên cứu, khảo sát lập dự án Khu nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng Nam Bình tại phường 12, thành phố Vũng Tàu.

    17:07 | 22/04/2024
  • Bà Rịa – Vũng Tàu chấm dứt hoạt động dự án Khu đô thị dịch vụ Tóc Tiên

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có Văn bản số 4743/UBND-VP về việc thu hồi chủ trương đầu tư và chấm dứt hoạt động dự án Khu đô thị dịch vụ Tóc Tiên (xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ).

    17:01 | 22/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 560 dự án đăng ký nhu cầu sử dụng đất nhưng chưa thực hiện

    (Xây dựng) - Thông tin trên vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh gửi Sở Xây dựng Thành phố về chuẩn bị nội dung báo cáo Đoàn Giám sát của Quốc hội việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

    15:14 | 22/04/2024
  • Cần bổ sung quy định về khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    (Xây dựng) – Mới đây, Chính phủ vừa ra dự thảo về Nghị định quy định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong dự thảo, Chính phủ đề xuất lấy ý kiến của các Bộ, ngành về việc xử lý kinh phí chi trả khi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cũng đã có Công văn số 46/2024/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý về nội dung trên.

    12:33 | 22/04/2024
  • Quảng Ninh: Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn đạt sáu nhất

    (Xây dựng) - Như tin đã đưa, ngày 20/4, tại huyện Vân Đồn, Tập đoàn CEO đã tổ chức Lễ khánh thành Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn. Tại buổi lễ nhà đầu tư báo cáo công trình đạt 5 nhất ở thời điểm này, tuy nhiên theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy vinh danh đây là dự án đạt 6 nhất.

    12:30 | 22/04/2024
  • Giá đất nền tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng trở lại từ quý II?

    (Xây dựng) - Theo dữ liệu lịch sử giá của Batdongsan.com.vn, giá đất nền tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều khu vực phía Nam vẫn còn khá “mềm” so với giai đoạn 2022-2023. Trong đó, giá đất nền Thủ Đức trong quý I/2024 vẫn thấp hơn 14,6%, quận 9 giảm 17,3% so với cùng kỳ 2023 và giảm đến 41,4% nếu so với cao điểm sốt đất quý III/2021.

    09:20 | 22/04/2024
  • Thị trường căn hộ tại Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung cầu

    Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý I-2024 của Công ty tư vấn bất động sản Savills cho thấy, nguồn cung căn hộ ghi nhận trong quý tăng 41% theo quý và 99% theo năm với 4.062 căn. Nguồn cung sơ cấp trong quý đạt 12.928 căn, tăng 9% theo quý nhưng giảm 34% theo năm.

    08:29 | 22/04/2024
  • Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: Đột phá để giải “bài toán” khó

    Dù nhiều nút thắt đã được cởi gỡ nhưng nhiệm vụ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến thời điểm này vẫn chưa có chuyển biến rõ nét. Trước “bài toán” khó này, thành phố đang đặt ra quyết tâm cao với những giải pháp đột phá.

    08:27 | 22/04/2024
  • Trách nhiệm không của riêng ai

    Kết quả triển khai Đề án phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 chưa đạt như mong muốn bởi còn những vướng mắc.

    08:21 | 22/04/2024
  • Hà Tĩnh: Ban hành kế hoạch về triển khai nhà ở xã hội

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 148 KH/UBND về việc triển khai Đề án của Chính phủ “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

    19:17 | 21/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load