(Xây dựng) - Nhà thờ Cái Bè được xây dựng theo kiểu kiến trúc Roman và bằng bê tông cốt thép đúc đá sạn, xây dựng khoảng những năm 1930. Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là nhà thờ đẹp nhất của vùng Tây Nam Bộ.
Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè - nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè (thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.
Mặt bằng nhà thờ có hình Thánh giá với hai cánh ngang rất cân đối, gồm một lòng chính và hai lòng phụ. Tháp chuông có bộ chuông rất lớn gồm 4 trái, được đúc tại Pháp vào năm 1931, với kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông và thanh treo chuông rất tiên tiến.
Bộ chuông nhà thờ Đức Bà Sai Gon do một hãng khác đúc thì thua xa về kỹ thuật thiết kế quả lắc của của nhà thờ này. Bộ chuông này được cũng một hãng đúc các bộ chuông của các nhà thờ Vĩnh Long, Cần Thơ, Huyện Sĩ-saigon, Hạnh Thông Tây-saigon thiết kế và đúc.
Dưới chân tháp chuông là một hầm chứa nước khá lớn nhằm khuếch đại âm thanh của tiếng chuông. Tuy nhiên, dịp đầu năm 2010 tới đây tham quan, có dịp leo tới đỉnh tháp chuông, thấy phần cốt thép của bê tông các chiếc cột chống đỡ cái vòm che tượng Đức Mẹ đã bị rỉ sét và có nguy cơ sụp đổ một ngày gần đây. Mặt ngoài và nội thất nhà thờ rất đẹp với những nét trang trí và hoa văn đắp nổi rất ấn tượng. Nhà thờ cũng có những bàn thờ bằng đá cẩm thạch quý đẹp.
Đây là một nhà thờ cổ được xây dựng theo kiểu kiến trúc Roman vào khoảng những năm 1930.
Mặt ngoài nhà thờ rất tráng lệ với những họa tiết trang trí và hoa văn đắp nổi cầu kỳ.
Hoa văn hình giàn nho ở hai cổng bên của mặt chính diện nhà thờ.
Mỗi ô cửa sổ được tạo tác rất công phu.
Diềm mái kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của các ô cửa.
Cánh ngang của nhà thờ.
Gian phía sau.
Tháp chuông được trang trí bằng nhiều tháp nhỏ.
Hoa văn của mái che trên cửa phụ.
Từng chi tiết nhỏ nhất được trau chuốt tỉ mỉ.
Không gian bên trong nhà thờ cũng được thiết kế rất giàu tính thẩm mỹ.
Nhà thờ Cái Bè nhìn từ mặt bên.
Nhiều ý kiến cho rằng nhà thờ Cái Bè chính là nhà thờ đẹp nhất của vùng Tây Nam Bộ.
Bảo Nhi (tổng hợp)
Theo