Ngày Tết nhiều đồ ăn luôn là vấn đề được các gia đình quan tâm đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Các bác sĩ khuyến cáo rối loạn tiêu hóa vào dịp Tết xảy ra rất nhiều cần có chế độ đặc biệt đối với trẻ.
Kết quả xét nghiệm từ năm ngoái, chị Hằng vẫn giữ lại như một cảnh báo cho mình |
Nhớ lại Tết năm ngoái, sau khi cho con gái 2 tuổi về quê ăn Tết với ông bà, đến mùng 3 anh chị đã phải đưa con lên Hà Nội gấp vì chứng tiêu chảy của con. Một năm qua đi nhưng kết quả khám bệnh dương tính với Rota virus vẫn khiến chị lạnh sống lưng.
Chị Nguyễn Thị Hằng trú tại Văn Quán, Hà Đông giọng mệt mỏi kể lại chuyến về quê ăn Tết năm ngoái. Giống như bao ông bố, bà mẹ khác, 28 Tết chị cho con gái 2 tuổi về quê ăn tết với ông bà nội. Từ ngày 29 Tết đến mùng 2 Tết chị chỉ lo bế con vì cháu bị tiêu chảy không khỏi. Chị Hằng sợ con bị bệnh do đồ ăn không hợp nên chỉ cho con ăn cháo trắng.
Đến tối mồng 2 Tết cháu lịm đi vì tiêu chảy lâu mất nước. Chị và chồng phải đưa con lên Hà Nội gấp. Khi nhập viện, anh chị nhận được bảng kết quả cháu bị dương tính với Rota virus. Chị Hằng không đổ tiếng tại về quê bẩn mà con mắc tiêu chảy nhưng cứ nói đến cho con về quê ăn Tết là mặt chị nhăn lại. Năm nay, chị lấy cớ sợ con bị ốm như năm ngoái nên ở lại Hà Nội ăn tết.
Cùng trường hợp với chị Hằng, chị Bùi Thị Hoa ở Kim Hoa, Hà Nội cũng đang phân vân có nên về ăn Tết ở quê không. Con trai chị Hoa được hơn 1 tuổi. Vào tháng 8 vừa rồi, chị cho con về quê ở Ninh Bình ăn giỗ. Khi lên Hà Nội cháu bé bị mắc tiêu chảy. Về quê nhìn cảnh thức ăn nấu tràn lan không có tủ bảo quản chị Hoa ái ngại lắm nhưng không dám "chê" vì sợ các cụ tự ái.
Từ đó, chị luôn e ngại mỗi khi cho con về quê. Chỉ còn 1 tuần nữa là phải về quê chồng ăn tết, chị Hoa chỉ còn biết thở ngắn than dài chuẩn bị sẵn tinh thần chiến đấu với những diễn biến sức khỏe của con.
Cần thay đổi chế độ ăn ngủ của trẻ một cách nhẹ nhàng và khoa học vào dịp Tết |
PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết "hội chứng tiêu chảy du lịch" ở trẻ nhỏ xảy ra trong dịp Tết diễn ra phổ biến. Nếu các bậc cha mẹ không có cách chăm sóc con chu đáo trẻ rất dễ bị tiêu chảy, có trường hợp mắc virus Rota. Nhiều năm, sau Tết vài ngày, số trẻ em bị rối loạn tiêu hóa tăng lên đột biến. Ngày Tết, gia đình nào cũng nấu nhiều đồ ăn, tích trữ đồ ăn từ đồ ngọt đến đồ ăn mặn. Không chỉ có đồ ăn tự nấu mà còn các loại thức ăn làm sẵn và bảo quản không tốt nên các vi sinh vật vẫn có cơ hội phát triển và gây bệnh. Không chỉ người lớn ăn nhiều mà trẻ em cũng ăn nhiều dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn, rối loạn tiêu hóa. Nhiều trường hợp bệnh nhi được bố mẹ đưa đi chơi xa, đi về quê sau đó đã phải vào viện vì rối loạn tiêu hóa, nhẹ thì bị khó tiêu, nhiều trường hợp nặng bị tiêu chảy, nôn ói, mất nước…
Để tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ mùa tết, các bậc cha mẹ cần duy trì giờ giấc ăn uống nhất định của bé: Thay đổi lịch sinh hoạt, giờ ăn, ngủ… đều không tốt cho sự hấp thu và tiêu hóa của bé, không nên thay đổi quá nhiều so với ngày thường.
Tăng cường ăn rau củ, trái cây. Bên cạnh việc chuẩn bị giò, thịt, bánh...các gia đình cũng cần tích trữ rau và hoa quả tươi trong nhà và bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ trong những ngày Tết.
Theo infonet.vn
Theo