Trước những bất ổn tại Ukraine, NATO tuyên bố sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu. Vậy Nga sẽ làm gì nếu NATO hiện thực hóa tuyên bố trên?
Tuyên bố này được Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen đưa ra sau cuộc họp với các nước đồng minh ở Brussels, Bỉ. Ông Rasmussen cho biết: “Chúng tôi sẽ có thêm máy bay trên không, tàu dưới mặt nước và nhiều quân đội hơn trên cạn.
Cụ thể, lực lượng Không quân sẽ tuần tra thường xuyên hơn ở vùng Baltic. Tàu chiến quân đồng minh sẽ đến biển Baltic và Địa Trung Hải cùng bất cứ nơi nào cấp trên yêu cầu. Quân đội các nước thành viên cũng sẽ được chuẩn bị sẵn tinh thần tập trận cùng huấn luyện bất cứ lúc nào”.
Khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ
Ông Rasmussen nhấn mạnh, kế hoạch này sẽ được thực hiện ngay lập tức và sau đó là nhiều hành động khác trong các tuần hoặc tháng tiếp theo. Tuy nhiên, NATO chưa hề có kế hoạch sẽ đặt một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở miền Đông châu Âu.
Dù Nga chưa có bất cứ phản ứng nào trước tuyên bố của Tổng thư ký NATO vừa đưa ra, nhưng theo giới phân tích quân sự nhiều khả năng Nga sẽ tiếp tục thực hiện việc triển khai các hệ thống tên Iskander-M tại biên giới Nga giáp vơí các nước là thành viên NATO mà khối này muốn tăng quân để bảo vệ.
Kế hoạch triển khai Iskander-M đã được Nga tuyên bố hồi tháng 12/2013, tuy nhiên nó đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cả NATO và Mỹ. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington rất quan ngại về việc triển khai của Nga, đồng thời hối thúc Nga không có những bước đi có thể dẫn tới tình trạng bất ổn ở khu vực.
“Chúng tôi kêu gọi Nga không nên có những động thái làm bất ổn khu vực”, bà Harf nhấn mạnh.
Hệ thống tên lửa Iskander-M
Trước phản ứng của phương Tây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: “Chúng tôi sẽ triển khai tên lửa Iskander-M ở nơi chúng tôi muốn” và khẳng định, việc triển khai này không xâm phạm bất cứ thỏa thuận hay hiệp định quốc tế nào.
Tên lửa Iskander-M có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài. Iskander-M là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg.
Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Có hai biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km.
Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân. Như vậy, từ Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan, từ lãnh thổ Belarus – tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad – tiêu diệt các mục tiêu ở Đức.
Theo baodatviet.vn
Theo