Thứ bảy 18/01/2025 13:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Năm Hợi kể chuyện vui về lợn

11:00 | 06/02/2019

(Xây dựng) - Có thể nói rằng Hợi (lợn, heo) là giống vật có ích nhất đối với con người trong tất cả các loại vật nuôi hiện nay.

Hợi là giống vật có ích nhất đối với con người trong tất cả các loại vật nuôi hiện nay.

Hợi là giống vật hiền lành, gần gũi nhất và có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng nuôi sống con người. Lợn còn đi vào đời sống văn hóa, tâm linh của con người như là một biểu tượng của sự phồn thịnh, no đủ, hiền lành.

Hợi nuôi được con người thuần hóa từ lợn rừng, sau hàng ngàn năm chung sống với con người, lợn có hàng nghìn giống khác nhau trên khắp cả thế giới, với mục đích là lấy thịt làm thực phẩm, lấy da làm thời trang, lấy gan, xương chế biến làm dược phẩm. Nhưng ngày nay, ở một số nước người ta còn nuôi lợn làm cảnh, còn ở Việt Nam ta thì có thêm một giống lợn nữa gọi là lợn tiết kiệm.

Hợi nuôi chia thành 3 loại: Lợn cồi (lợn đực) được nuôi riêng, cho ăn với chế độ đặc biệt để lấy tinh trùng. Người ta nói rằng lợn cồi có thể phóng tinh đến 30 phút, một kỷ lục mà có lẽ con người cả đàn ông và đàn bà đều mơ ước. Lợn nái được nuôi riêng để đẻ con, mỗi lần đẻ trung bình khoảng trên dưới 10 con. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta chọn lợn nái giống như chọn người mẫu, lợn phải đạt các tiêu chuẩn: Lưng thẳng, bụng gọn, mông nở và chỉ khác người mẫu ở chỗ là lợn phải có 12 vú trở lên. Lợn thịt chỉ nuôi trong vòng 5-6 tháng đạt trọng lượng xấp xỉ 100 kg. Lợn thịt nước ta hiện nay chủ yếu là lợn lai ngoại, giống lợn thuần chủng như lợn ỉ khoảng 30-40 kg thịt rất ngon thì gần như đã mất giống vì năng suất thấp.

Một loại lợn thịt hiện nay được mọi người thích dùng là giống lợn nhỏ của đồng bào miền núi có trọng lượng chỉ dưới 20 kg, gọi là lợn xách tay, lợn nít. Gần đây có thêm loại lợn lai với lợn rừng, thịt cũng rất ngon. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay chỉ quan tâm loại thịt lợn sạch và lợn không sạch. Lợn sạch là lợn nuôi có nguồn gốc, không dùng thuốc tăng trọng hay các loại thuốc kháng sinh khác, thịt lợn thơm, ngon.

Nuôi lợn rất dễ, ở nước ta từ thời bao cấp về trước nhà nào cũng nuôi lợn kể cả dân ở thành thị. Người ta chủ yếu nuôi lợn từ thực phẩm thừa, từ nước vo gạo, rau thải, gọi là nuôi lợn tiết kiệm, sau một thời gian lợn được 30-40 cân, thì mổ thịt mang ra chợ bán được một khoản tiền để mua áo quần, sách vở cho con hay sắm sửa đồ dùng trong nhà. Nhà nghèo thì rất trông mong khoản thu nhập từ con lợn tiết kiệm này, vì tiền bán lợn gấp mấy lần tiền lương đi làm. Vì thế người ta còn gọi lợn là “thủ trưởng” và chăm “thủ trưởng” này còn hơn chăm con, lợn ốm cả nhà lo lắng hơn con ốm.

Có một câu chuyện thật như đùa thời bao cấp: Có một tiến sĩ làm nghề dạy học có nuôi lợn trong nhà ở của mình ở chung cư. Lợn đói hay kêu, phân lợn hôi hám làm hàng xóm khó chịu liền báo với công an khu vực. Công an đến, lập biên bản, trong đó ghi ông tiến sĩ nuôi lợn. Ông chủ nhà đề nghị sửa lại là “lợn nuôi ông tiến sĩ”. Ngày nay, kinh tế đã khá hơn, ít nhà nuôi lợn tiết kiệm kiểu ấy, thay vào đó là con lợn tiết kiệm bằng đất nung.

Để đảm bảo nguồn thịt lợn cung cấp cho con người và có lợi nhuận, không thể nuôi lợn theo kiểu tiết kiệm mà phải nuôi theo kiểu công nghiệp. Lợn được nuôi trong các trang trại lớn, mỗi trang trại có từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn con lợn, mọi khâu từ phối giống, đến lợn đẻ, thức ăn, cho ăn, vệ sinh, phòng dịch, làm thịt, chế biến, đóng gói.. đều được tự động hóa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quy mô trang trại chưa lớn, các khâu phòng dịch, thương mại… chưa tốt nên lợn vẫn hay bị dịch bệnh và giá cả thất thường lên xuống nhiều khi xã hội phải tổ chức các chiến dịch tiêm chủng hay giải cứu thịt lợn.

Nói về cung cấp dinh dưỡng, phần lớn con người trên trái đất này ăn thịt lợn (trừ những người theo đạo Hồi, đạo Do Thái, người ăn chay và một số không ăn thịt khác). Thịt lợn gọi là thịt trắng chứa nhiều protein cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất cung cấp dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo năng lượng quan trọng cho cơ thể phát triển và duy trì các hoạt động. Giá trị dinh dưỡng của lợn được chia theo các bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận lại được chế biến ra nhiều món khác nhau. Thế nên thịt lơn có lẽ là chế biến được nhiều món nhất so với các loại động vật khác. Ngoài các món ăn hàng ngày như: Luôc, kho, xào, nướng, hầm, rán, đùi hầm, lòng luộc, tai, mui, má…thì còn được chế biến để dùng nhiều ngày như: Giò, chả, nem, ruốc bông, thịt muối, mỡ đông, mỡ muối… Thịt lợn không chỉ được ăn trong bữa cơm hàng ngày mà còn dùng để làm cỗ, cỗ mà không có thịt lợn thì không gọi là cỗ nữa.

Theo thống kê, năm 2018 sản lượng thịt lợn  cả thế giới là 318 triệu tấn thịt lớn, trong đó Việt Nam khoảng 3 triệu tấn, như vậy bình quân mỗi người Việt Nam mỗi ngày dùng 100 gam thịt lợn. Nếu tính mỗi người có 60 năm ăn thịt lợn thì số thịt lợn ăn hết là 2160 kg gấp hơn 30 lần trọng lượng một người lớn. Từng ấy thịt lợn được hấp thụ vào người nuôi dưỡng các tế bào làm cho cơ thể phát triển và đảm bảo các hoạt động. Tuy nhiên, con người nếu nạp nhiều thịt, thừa dinh dưỡng thì sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như: Mỡ máu, gout, béo phì từ đó dẫn sang các bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch…

Tuy vậy, có nhiều người  bị các bệnh trên rất nặng nhưng vẫn không thể bỏ được món lòng lợn, tiết canh, một món khoái khẩu của người Việt nhưng chứa nhiều chất đạm gây béo phì, bệnh gút. Những người bình thường thỉnh thoảng ăn một bữa lòng lợn (bao gồm dồi, lòng non, nội trường, dồi, gan tim...) thì thật là sướng miệng, nghĩ đến đấy nhiều người cũng đã nuốt nước miếng.

Có mội câu chuyện, cách đây khoảng 20 năm, món lòng lợn được dân ta ăn thường xuyên, khi ấy chưa ai biết đến các bệnh gouts, béo phì là gì. Có một quán bán lòng lợn ở Nghệ An, lúc nào cũng rất đông khách cả quan cả dân, có người ăn liện tục tuần 4-5 lần. Sau một hai năm, người ta thấy những người đến ăn ở đây ai cũng béo mập lên. Lúc ấy, có người nói tại vì ăn nhiều lòng lợn, trong lòng non của lợn còn chứa thuốc tăng trọng chưa tiêu hết, nên khi ăn vào làm cho người mập ra. Không biết có đúng không, nhưng ai cũng bắt đầu thấy sợ và người ta dần dần chuyển sang ăn các món khác, và thỉnh thoảng thèm mới làm một bữa lòng lợn.

Hợi đi vào đời sống sinh hoạt văn hóa, tâm linh của dân Việt như một điều gần gũi, hiển nhiên. Các ngày giỗ, Tết trên mâm cúng không thể thiếu thịt lợn. Lễ cưới, lễ hỏi ở khu vực phía Bắc phải có một cái thủ lợn to và một cái đuôi đặt trên một mâm xôi tú hụ; một số đồng bào dân tộc lễ cưới còn mang đến nhà cô dâu một con lợn quay phải hai người gánh. Ngày trước, đến dịp Tết thì mấy nhà chung nhau thịt một con lợn để ăn tết, mỗi nhà có vài cân thit, một ít xương, nội tạng là rôm rả lắm rồi. Số thịt này phải chia để ăn nhiều ngày nên người ta chế biến thành giò, chả, kho tàu, xương hầm măng khô… và đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Việt, ai đi xa vẫn nhớ vẫn thèm nhất là đến ngày Tết.

Lợn ăn tiền gây sốt thị trường Tết Kỷ Hợi

Có một dòng tranh dân gian Đông Hồ vẽ những con lợn béo tròn, hay lợn mẹ cùng đàn lợn con vui vẻ, màu sắc đỏ tươi, trước đây, gần như nhà nào cũng treo tranh này vào ngày tết để mong muốn no đủ, hạnh phúc, phồn thực.

Hợi cũng đi vào ca dao, tục ngữ gần gũi với người dân ta trong cuộc sống hàng ngày như: Nói về làm ăn: Giàu lợn nái, lãi gà con;  hay: Chăn nuôi vừa khéo vừa tròn/Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm…; Nói về sinh hoạt gia đình: Đang khi tắt lửa cơm sôi/Lợn đói con khóc, chồng đòi tòm tem/Bây giờ lửa đã cháy rồi/Lợn no con nín, tòm tem thì tòm; Nói về chuyện thầm kín: Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon; Nói về quan hệ xã hội: Ông đưa chân giò thì bà thò chai rượu…Và rất nhiều câu khác liên quan đến con lợn trong cuộc sống xã hội của dân ta.

Trong dân gian Việt Nam, người ta còn quan niệm lợn biểu tượng cho thói phàm ăn, bẩn thỉu, lười biếng và ngu dốt. Người ta thường chửi nhau: Ngu như lợn, đồ con lợn một cách khinh bỉ. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh lợn là giống vật khá thông minh, người ta dạy lợn làm xiếc; lợn có thể nhảy theo tiếng nhạc; thi chạy nhanh… Ở nước ngoài hiện nay có phong trào nuôi lợn cảnh, họ dạy lợn biết ăn ị đúng chỗ, đi chơi đi ngủ với người. Có một con lợn cảnh tên là Lulu ở Mỹ khi thấy bà chủ bị đột quỵ đã chạy ra đường nằm phục giữa đường để chặn xe, thấy lạ một lái xe dừng lại, con lợn đứng dậy đi vào nhà, người lái xe đi theo và may mắn đã kịp thời cứu được người phụ nữ. Có một con lợn ở Trung Quốc khi thấy bạn bị sắp làm thịt đã húc vào hai người đang chuẩn bị cắt tiết và cứu được bạn…

Hợi cũng tham gia trong lĩnh vực điện ảnh, nổi tiếng nhất là chàng Trư Bát Giới trong bộ phim Tây Du Ký. Nhưng có lẽ Hợi thành công nhất, hấp dẫn nhất, lãng mạn nhất và gây hứng thú, tò mò nhất và nhiều diễn viên tham gia đóng nhất là là loại phim “con heo” được quay và chiếu khắp nơi trên thế giới.

Theo phong thủy Phương Đông, trong 12 con giáp thì Hợi nằm ở cuối cùng. Những người sinh tuổi hợi thường tốt bụng, hiền lành, khoan dung, độ lượng, hết lòng vì gia đình, biết đối nhân xử thế. Người tuổi hợi thông minh, làm việc chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi. Trong tình yêu, người tuổi hợi thường chung thủy, họ không dễ yêu nhưng khi đã yêu thì sẽ dành trọn vẹn tình yêu cho người ấy. Nhưng người tuổi hợi hay nhạy cảm, dễ tổn thương và không thích cạnh tranh, nhiều khi an phận. Cuối đời người tuổi hợi thường có kinh tế khấm khá, anh nhàn.

Tóm lại, Hợi là giống vật hiền lành, thông minh, gần gũi, là nguồn dinh dưỡng quan trọng khó thay thế được, giúp con người lớn lên, trưởng thành. Trong cơ thể chúng ta, một phần lớn có được nhờ sự chuyển hóa từ hợi.

Bước sang năm Kỷ Hợi, kể một chuyện vui từ Hợi. Chúc mọi nhà luôn dồi dào sức khỏe, no đủ, an lành và có một chú Hợi tiết kiệm trong nhà và ngân hàng.

Nguyễn Văn Kỷ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 51/UBND – VP6, đồng ý chủ trương triển khai nhiệm vụ Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền (Cố đô Hoa Lư) năm 2025.

  • Nhà báo Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc về huyện Lục Nam

    (Xây dựng) - Ngày 15/1, UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Sáng tác ca khúc, logo về huyện Lục Nam”. Tác phẩm “Lục Nam mến thương” của Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba.

  • Tiền Giang: Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

    (Xây dựng) - Làng đóng tủ thờ Gò Công (thành phố Gò Công, Tiền Giang) đã hình thành từ hơn trăm năm trước. Sản phẩm tủ thờ Gò Công đã hiện diện trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, đó như một hình ảnh thân quen ở vùng đất nơi đây và trở thành nét văn hóa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt.

  • Điện Biên: Tiếp tục phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

    (Xây dựng) – Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo nên những thành tựu phát triển trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ của tỉnh; đạt được nhiều kết quả mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

  • Hà Nội: Hòa nhạc ánh sáng 2025 – hòa cùng không gian văn hóa đặc biệt Hồ Tây

    (Xây dựng) - Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Xem thêm
  • Văn Miếu Bắc Ninh: Biểu tượng truyền thống hiếu học vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Văn Miếu Bắc Ninh là nơi tôn thờ những vị tiên hiền, tiên triết và các danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến. Đây có giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

    17:49 | 15/01/2025
  • Bắc Giang: Khai quật gần 1.300 hiện vật tại chùa Hoành Mô

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới đây tại đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đã phát hiện gần 1.300 di vật, trải dài từ thời Trần cho đến thời Nguyễn.

    18:02 | 14/01/2025
  • Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 “Bóng tình”

    (Xây dựng) – Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề “Bóng tình” với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

    15:44 | 14/01/2025
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

    16:30 | 12/01/2025
  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

    21:16 | 10/01/2025
  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

    19:25 | 09/01/2025
  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

    08:58 | 09/01/2025
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load