(Xây dựng) - Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Sở Xây dựng Nam Định đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trên công trường xây dựng.
Nam Định xây dựng kế hoạch phòng, chống Covid-19 trên công trường. |
Theo đó, Sở Xây dựng Nam Định yêu cầu các ban quản lý dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, các nhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tư vấn, người lao động làm việc trên công trường xây dựng… triển khai thực hiện một số nội dung về phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường, cụ thể như sau:
Một là, trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, các công trình nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa phải dừng mọi hoạt động thi công xây dựng.
Hai là, Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm xây dựng phương án phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở tuân thủ đúng quy định, hướng dẫn, khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND tỉnh.
Ba là, xây dựng phương án tổ chức thi công xây dựng tại công trường; phương án đảm bảo an toàn, điều kiện sinh hoạt cho người lao động trong trường hợp dịch bùng phát ở cấp độ cao trên địa bàn công trường; phương án tổ chức xét nghiệm cho người lao động.
Bốn là, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã phải kịp thời giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc thi công công trình. Các chủ đầu tư, nhà thầu áp dụng các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thi công bù lại thời gian phải tạm dừng.
Ông Phan Ngọc Linh Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nam Định cho biết, căn cứ cấp độ dịch Covid-19, Sở xác định ảnh hưởng trên phạm vi công trường và xây dựng các phương án, biện pháp tổ chức thực hiện tương ứng với từng cấp độ dịch để kiểm soát đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong công tác vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật tư, vật liệu, hàng hóa phục vụ thi công xây dựng và các dịch vụ khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của người lao động trên công trường.
Trường hợp công trường ở mức nguy cơ lây nhiễm cao Sở yêu cầu các đơn vị phải có các giải pháp khắc phục để giảm thiểu nguy cơ. Tổ chức đo kiểm tra thân nhiệt, bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR để kiểm soát người ra, vào công trường; không cho phép người không có nhiệm vụ vào công trường. Bố trí khu vực riêng đối với khách đến làm việc, giao dịch tại công trường và quản lý chặt chẽ về số lượng, thông tin có liên quan, số điện thoại để theo dõi. Có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo thông gió khi làm việc trong nhà, trong các không gian kín (ví dụ phòng kín, tầng ngầm...). Trang bị đủ các trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết để phòng, chống dịch tại công trường như nhiệt độ kế, khẩu trang y tế, xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay, thuốc thông thường và các vật tư, thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
Tại các cấp độ 2, 3, 4, ngoài các nội dung trên, cần thường xuyên rà soát thông tin dịch tễ về dịch Covid-19 đối với người lao động làm việc trên công trường để có phương án xử lý kịp thời. Tổ chức, cá nhân cung cấp nhiên liệu, vật tư, vật liệu thiết bị, dịch vụ cho công trường phải có cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch khi ra/vào công trường theo quy định của địa phương, ngành y tế.
Tại cấp độ 3, 4, ngoài các nội dung được nêu trên, tổ chức vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc, nhà ăn ca (nếu có) theo quy định. Bố trí phòng/khu vực riêng để xử lý khi có người nghi mắc Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế. Điều chỉnh biện pháp tổ chức thi công hợp lý để đảm bảo khoảng cách, giãn cách theo quy định; hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần (Trong trường hợp bất khả kháng, do đặc thù công việc bắt buộc phải tiếp xúc gần dưới 2m hoặc có nguy cơ lây nhiễm thì người lao động phải được trang bị và sử dụng kính hoặc mặt nạ).
Đối với cấp độ 4, ngoài các nội dung nêu trên, tổ chức xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên, định kỳ cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao theo hướng dẫn của ngành Y tế. Thông báo với cơ quan có thẩm quyền của địa phương về “Kế hoạch” đảm bảo các điều kiện, yêu cầu về phòng, chống dịch. Bố trí mặt bằng, khu vực riêng để tiếp nhận vật tư, vật liệu, thiết bị, hàng hóa phục vụ thi công xây dựng với các biện pháp đảm bảo hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch. Thực hiện phương án vận chuyển người lao động hoặc bố trí nơi ở của người lao động phù hợp, đảm bảo các điều kiện, yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định.
Trường hợp công trình trải dài theo tuyến trên nhiều khu vực có cấp độ dịch khác nhau, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với từng cấp độ dịch ở khu vực đó.
Theo ông Đinh Văn Phương - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh: Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Sở Xây dựng, Ban quản lý đầu tư cũng quán triệt 100% các chủ đầu tư, doanh nghiệp đang có hoạt động xây dựng, hợp tác với Ban quản lý phải chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch covid-19. Đặc biệt, các cơ quan đơn vị phải quản lý kiểm soát chặt thông tin người lao động trong và ngoài tỉnh đang làm việc tại các dự án xây dựng, quán triệt các chủ sử dụng lao động ký cam kết thực hiện nghiêm các khuyết cáo của Bộ Y tế về thực hiện “5k” và “4” tại chỗ trong phòng chống dịch. Ngoài ra các đơn vị hoạt động xây dựng triển khai nghiêm túc quy định về khai báo y tế, ghi chép thời gian, lịch trình hàng ngày của người tham gia lao động tại công trường phục vụ cho việc truy vết khi bị phát hiện nghi nhiễm Covid-19.
Nhằm tiếp thêm động lực để giúp cộng đồng doanh nghiệp và người lao động vượt qua những khó khăn do dịch Covid-19, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 24/KH-UBND triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 của tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh kịp thời đề xuất và triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; trong đó có: Nhóm về Bảo hiểm xã hội; nhóm về bảo hiểm thất nghiệp. |
Bài: Nam Định xây dựng kế hoạch phòng, chống Covid-19 trên công trường dựng tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Hạ Nhiên
Theo