Thứ sáu 09/06/2023 05:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Năm 2021 Bình Dương tăng trưởng đứng đầu khu vực Đông Nam bộ

14:00 | 15/01/2022

(Xây dựng) – Sáng 14/1, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, mặc dù bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần thứ 4 nhưng nhờ những giải pháp đồng bộ và quyết liệt nên các chỉ số kinh tế - xã hội năm 2021 vẫn đạt kết quả khả quan.

nam 2021 binh duong tang truong dung dau khu vuc dong nam bo
Lạnh đạo tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2021.

Đến nay, hầu hết các hoạt động được khôi phục theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đáng chú ý có nhiều điểm sáng tích cực, đáng khích lệ trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Theo đó, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt hơn 408.800 tỷ đồng, tăng 2,62% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng tích cực nhất trong tứ giác kinh tế phía Nam (Đồng Nai tăng trưởng 2,15%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng âm 6,72%, Bà Rịa - Vũng Tàu âm 6,26%); GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 152,2 triệu đồng. Công nghiệp - dịch vụ tiếp tục là các ngành chủ đạo, chiếm 89,23% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế; nông nghiệp chiếm 3,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,67%.

Thu ngân sách Nhà nước khoảng 66.788 tỷ đồng, đạt 114% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng chi ngân sách địa phương khoảng 32.138 tỷ đồng, tăng 69,78% so cùng kỳ; trong đó chi đầu tư phát triển 11.833 tỷ đồng, tăng 42,87%, chi thường xuyên đạt 20.203 tỷ đồng, tăng 91,64% so với cùng kỳ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/12 đạt 6.575 tỷ đồng bằng 53% kế hoạch và đạt 63,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 91,7% so với cùng kỳ.

nam 2021 binh duong tang truong dung dau khu vuc dong nam bo
Toàn cảnh buổi họp báo do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức ngày 14/1/2022.

Đáng chú ý là công tác thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2021 đạt gần 2,7 tỷ đô la Mỹ, vượt 48% so với kế hoạch (Thành phố Hồ Chí Minh đạt 6 tỷ USD, Đồng Nai đạt hơn 1,1 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 0,36 tỷ USD, Tây Ninh đạt 0,65 tỷ USD, Bình Phước đạt 0,6 tỷ USD). Lũy kế đến 31/12/2021, Bình Dương có 53.990 doanh nghiệp đăng ký hoạt động (đứng thứ 3 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) với tổng số vốn đăng ký đạt 530.240 tỷ đồng và 4.026 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 37,74 tỷ USD (đứng thứ 2 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh).

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết: Thực hiện chủ đề của Chính phủ trong năm 2022 là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, UBND tỉnh Bình Dương cũng đề ra 34 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội gồm: 12 chỉ tiêu lĩnh vực kinh tế, 11 chỉ tiêu về xã hội, 05 chỉ tiêu về môi trường và 06 chỉ tiêu về phát triển đô thị.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Muốn làm tốt thì cần thực hiện công tác quy hoạch một cách bài bản, khoa học, đồng bộ. Công tác quy hoạch phải đi trước, chủ động dự báo tình hình sát với quá trình phát triển thực tế; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 04 chương trình đột phá của Tỉnh ủy. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế thân thiện môi trường, kinh tế số, ứng dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án quan trọng, trọng điểm mang tính kết nối vùng, nhất là các công trình giao thông như: Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, Tạo cảnh quan chống ùng tắc giao thông đường Mỹ Phước Tân Vạn, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng…

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển hạ tầng đáp ứng kinh tế - xã hội bền vững

    (Xây dựng) – Hệ thống hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị. Chính vì thế, Vùng ĐBSCL cần phải tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị để hướng tới phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • TP Cần Thơ - Trung tâm động lực phát triển

    (Xây dựng) – Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị, Trung ương và TP Cần Thơ luôn ưu tiên, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ yêu cầu phát triển TP Cần Thơ, là thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, qua đó đã đầu tư xây dựng hoàn thành một số dự án trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng Cái Cui, cầu Cần Thơ, QL1, QL91B, QL Nam Sông Hậu, QL91, cầu Vàm Cống, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đường Võ Văn Kiệt, đường Võ Nguyên Giáp, đường Bốn Tổng - Một Ngàn, đường nối TP Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang.

  • Xây dựng Cần Thơ thành đô thị hạt nhân vùng

    (Xây dựng) – Thành phố Cần Thơ có những bước phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh phát triển chung của đất nước những năm qua. Thành phố đang xây dựng để hình thành diện mạo mới với đặc trưng là đô thị sinh thái sông nước. Sự phát triển diễn ra ở mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Trong đó, công tác quy hoạch và phát triển đô thị cũng đã góp phần không nhỏ trong xây dựng và phát triển TP Cần Thơ thời gian qua.

  • Hậu Giang: Thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng

    (Xây dựng) – Định hướng Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hậu Giang xác định muốn phát triển nhanh và bền vững, phải dựa vào 4 trụ cột. Thu hút đầu tư là một trong những giải pháp then chốt, với kỳ vọng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước xây dựng hạ tầng.

  • Long An: Nhiều dư địa để phát triển kinh tế

    (Xây dựng) – Long An là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt, cửa ngõ giao thoa giữa vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ, giáp ranh với Campuchia và TP.HCM. Với lợi thế còn nhiều dư địa để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế, Long An luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.

  • Bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long: Điểm đến đầu tư hấp dẫn

    (Xây dựng) – TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định, trong thời gian tới, việc đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và mạnh hơn, đồng thời tăng trưởng lực cầu đầu tư và nhu cầu của thị trường BĐS.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load