Thứ ba 17/09/2024 08:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Năm 2019, Thủ đô Hà Nội đón chờ những thời cơ, vận hội mới

14:52 | 01/01/2019

Năm 2018, Thủ đô Hà Nội gặt hái được nhiều thành quả và có thể nói thành công hơn mong đợi, bởi tất cả các chỉ tiêu đặt ra đều hoàn thành. Như thông lệ, dù kinh tế có thăng trầm ở nhiều cung bậc, nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về thì trên mọi phố phường Thủ đô tấp nập, đông vui, rợp màu cờ đỏ , nhà nhà hân hoan đón Tết.


Một góc của Thủ đô Hà Nội, hướng Trung tâm hội nghị Quốc gia. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Đã từng có nhiều năm kinh tế khó khăn do suy thoái, nhưng Hà Nội vẫn khẳng định là Thủ đô, trái tim của cả nước, luôn vững tâm, vững tin và tự hào đón năm mới với niềm lạc quan mới.

Năm 2019, khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen

Hà Nội thường tổ chức tổng kết năm rất sớm, bởi thành phố xác định được đây là mốc rất quan trọng để đôn đốc những việc còn chưa thực hiện xong, quan trọng hơn là phát động phong trào sâu rộng trong đảng bộ, chính quyền và nhân dân thi đua lập thành tích cho năm tiếp theo.

Kết thúc mỗi năm, Hà Nội tổ chức rút kinh nghiệm, tổng kết những bài học thực tiễn và nhận định khó khăn trong tương lai để đề ra các giải pháp, biện pháp triển khai sớm vào đầu năm mới. Cạnh đó, thành phố luôn nhận định những khó khăn chung của cả nước để có giải pháp hiệu quả áp dụng cho Thủ đô.

Năm 2019, dự báo cả nước và Hà Nội có thể gặp khó khăn trong xuất khẩu do chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia, đặc biệt là hàng rào thương mại cả thuế quan và phi thuế quan của Hoa Kỳ nâng lên, gây hạn chế xuất khẩu vào quốc gia này. Bên cạnh đó là những rủi ro về tỷ giá do các quốc gia có xu hướng tiếp tục phá giá đồng nội tệ so với các đồng tiền mạnh như USD, EUR. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có thể bị ảnh hưởng do việc điều chỉnh chính sách thuế của Hoa Kỳ... Căng thẳng địa chính trị trên trường quốc tế cùng những thay đổi bất thường của các nước OPEC, song song với biến động trong hoạt động khai thác của Hoa Kỳ, giá dầu thế giới có thể có những thay đổi khó dự đoán, ảnh hưởng không nhỏ tới mặt bằng giá cả hàng hóa trong nước…

Đối với kinh tế Thủ đô, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; mật độ dân số cao tại khu vực nội đô tiếp tục gây áp lực đối với các vấn đề về hạ tầng đô thị, xã hội, quốc phòng, an ninh và phòng chống cháy nổ. Đặc biệt, ở Hà Nội có nhiều khác biệt, phải thực hiện song hành Luật Thủ đô và các bộ luật chung nên có nhiều vấn đề cần nghiên cứu kỹ để vận dụng đúng. Hiện nay, một số quy định không còn phù hợp với yêu cầu, tính chất và tiềm năng phát triển của Thủ đô, nhất là trong các lĩnh vực: Cơ chế tài chính, ngân sách, đất đai, đầu tư, xây dựng…, tranh chấp và khiếu kiện về đất đai vẫn diễn biến phức tạp.

Hà Nội cũng nhận định năm 2019 có nhiều thuận lợi. Ngoài thuận lợi chung của cả nước, kinh tế thành phố sẽ có xu hướng tăng trưởng cao hơn. Thu ngân sách được dự báo tăng và dịch chuyển theo hướng bền vững; môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước được thành phố quan tâm thực hiện mạnh mẽ, từng bước hình thành các yếu tố căn bản của thành phố thông minh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Cải cách hành chính, bao gồm cải cách bộ máy và thủ tục hành chính đạt kết quả tốt và tiếp tục được đẩy mạnh; an sinh xã hội có chuyển biến tích cực, không ngừng được quan tâm toàn diện…

Đồng lòng, quyết tâm

Những thành quả năm 2018 được xem là bàn đạp vững chắc, tiền đề vững tin cho Thủ đô bước vào năm 2019. Thành phố Hà Nội đã đặt ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và phát động phong trào thi đua, đồng lòng, quyết tâm, tập trung thực hiện cao độ các nhiệm vụ đề ra, tiến tới hoàn thành kế hoạch 5 năm.

Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp doanh nghiệp, thu hút đầu tư. Hà Nội chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tận dụng tối đa ưu đãi của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Hà Nội tháo gỡ những nút thắt về thủ tục cho các nhà đầu tư, chú trọng các dự án lớn để đẩy nhanh tiến độ cấp phép, triển khai thực hiện; phấn đấu thu hút đầu tư xã hội đạt hơn 792.000 tỷ đồng trở lên; tăng trưởng GRDP đạt từ 8,65% trở lên.

Hà Nội sẽ tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin; chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế; thu hút đầu tư hạ tầng và lấp đầy các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thành phố tiếp tục thực hiện nhiều đề án như: “Quản lý và phát triển hoạt động logistics”; kế hoạch “Phát triển thương mại – dịch vụ văn minh hiện đại đến năm 2025;” xây dựng triển khai đề án “Du lịch thông minh trong cấu thành thành phố thông minh”…

Thành phố đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, trong đó tập trung hoàn thiện các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa, làng nghề truyền thống có giá trị. Hà Nội cũng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và kết nối các tour du lịch chuyên đề gắn với di sản văn hóa, làng nghề. Mặt khác, Hà Nội cũng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ; nhân rộng có định hướng và chọn lọc các kết quả nghiên cứu khoa học, các mô hình đã được tổng kết hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội đạt 35%.

Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương đứng hàng đầu về chỉ số thu ngân sách, đóng góp 20% tổng số thu ngân sách của cả nước. Vì vậy, công tác này hàng năm trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thành phố đã có nhiều giải pháp để ngày càng hoàn thiện thu ngân sách hiệu quả, bền vững. Việc quản lý tốt ngân sách giúp Hà Nội hàng năm chủ động trong phân bổ nguồn vốn. Năm 2019 thành phố tập trung bố trí đủ vốn cho các công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông có tác động giảm thiểu ùn tắc giao thông, kết nối hạ tầng và phục vụ phát triển kinh tế; đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển không thấp hơn 50% tổng chi ngân sách.

Một vấn đề tồn tại ở Hà Nội bấy lâu nay, thậm chí có những lúc rơi vào tình trạng nan giải, gây bức xúc trong dự luận là quản lý quy hoạch, trật tự và xây dựng đô thị, bảo vệ môi trường. Năm 2019, thành phố đẩy nhanh hoàn thành phê duyệt các quy hoạch chung và phân khu còn lại, các quy hoạch cải tạo các khu chung cư cũ; quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường chính và thiết kế đô thị; quy chuẩn kiến trúc xây dựng 4 quận trung tâm là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Thành phố tăng cường cao độ hơn về kiểm tra, giám sát xây dựng đặc biệt là trên các tuyến phố, tuyến đường, nút giao thông, vi phạm trên đất nông nghiệp, không để phát sinh những trường hợp mới, nhất là những vụ nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng mạnh tay xử lý các công trình siêu mỏng, siêu méo còn tồn đọng trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất công, vi phạm khai thác cát.

Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) đang vận hành thử để đưa vào khai thác thương mại. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Trong năm 2019, Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, các công trình trọng điểm, tuyến đường sắt, vành đai. Trong đó, Hà Nội phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành đưa vào vận hành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông; đẩy nhanh tiến độ những tuyến đường quan trọng như vành đai 1,2,3 và 3,5; khởi công các công trình đầu tư theo hình thức PPP như: quốc lộ 6 (Ba La-Xuân Mai), đường 70. Mặt khác, Hà Nội thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2020, xây dựng các nút giao trọng yếu, các điểm quan trọng như: hầm chui Lê Văn Lương giao cắt đường vành đai 3; cầu vượt Hoàng Quốc Việt-Nguyễn Văn Huyên; cầu vượt Linh Đàm; hầm chui qua đường 2,5 qua đường Giải Phóng; đường vành đai 3 (dưới thấp) đoạn Mai Dịch cầu Thăng Long; mở rộng nút giao Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc; đường Huỳnh Thúc Khánh; các cầu yếu… Khởi công các công trình thủy lợi gồm: cụm công trình đầu mối Liên Mạc và Trạm bơm tiêu Đông Mỹ.

Thành phố sẽ tổ chức thực hiện 17 nội dung trong đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn tầm nhìn đến năm 2030.

Hà Nội tập trung kiểm tra, rà soát, giám sát chặt việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cho thuê đất; cải tạo chung cư cũ; quản lý chặt hơn việc xây dựng vận hành các chung cư thương mại, nhà ở xã hội, hạn chế tranh chấp, mất trận tự an ninh, bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tăng cường kiểm tra các bến bãi khai thác cát, các điểm trông giữ xe…

Thành phố tiếp tục trồng thêm 600.000 cây xanh trong chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh; xây dựng, thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng; đẩy nhanh tiến độ đầu tư 5 nhà máy đốt rác phát điện trọng điểm để năm 2020 đưa vào vận hành.

Đặc biệt, năm 2019 thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin điều hành, quản lý để nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian chi phí, tạo thông thoáng cho thu hút đầu tư; nhất quán thực hiện việc đề cao trách nhiệm người đứng đầu và làm việc theo tinh thần 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và hiệu quả”.

Theo NGUYỄN VĂN CẢNH (TTXVN/VIETNAM+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

    (Xây dựng) - Để nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản 2838/SXD-QLHĐXD về hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng.

    14:08 | 16/09/2024
  • Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, quy hoạch xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

    14:04 | 16/09/2024
  • Kon Tum điều chỉnh nguồn vốn để tăng cường tỷ lệ giải ngân đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh các biện pháp để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra cho đến cuối năm 2024. Trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn.

    10:42 | 16/09/2024
  • Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được ủy quyền phê duyệt quyết toán các dự án nhóm B, nhóm C

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C.

    10:40 | 16/09/2024
  • Tài chính xanh cho phát triển bền vững

    Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam cần xây dựng và triển khai toàn diện các định hướng, giải pháp tài chính xanh để đổi mới mô hình tăng trưởng.

    08:59 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

    21:32 | 15/09/2024
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

    14:07 | 15/09/2024
  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

    13:59 | 15/09/2024
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

    09:19 | 15/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load