Chủ nhật 08/09/2024 17:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

'Năm 2015: Thời tiết còn diễn biến bất thường'

15:03 | 01/08/2015

Người dân cả nước vừa bước qua đợt hạn hán kéo dài, những ngày nắng nóng vượt ngưỡng 40 độ thì lại tiếp tục phải đối phó với những hiện tượng dị thường của thời tiết như siêu dông ở Hà Nội, lạnh bất thường ở Sa Pa và gần đây nhất là cơn mưa lịch sử ở Quảng Ninh.


Hà Nội tan hoang sau diêu dông ngày 13/6

Năm 2015 - một năm "nhõng nhẽo" của thời tiết

Dù mới bước sang tháng 8/2015 nhưng người dân có thể khẳng định, năm nay, thời tiết diễn biến rất bất thường. 

Cụ thể, tháng 4/2015, mưa lũ bất ngờ trên diện rộng đã khiến hàng ngàn hecta hoa màu và lúa bị ngập trong nước.

Đây là trận mưa lũ bất thường khiến mực nước trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi lên cao nhất so với cùng thời kỳ, tính từ năm 1976 đến nay.

Trong khi mưa lũ bất thường gây ngập úng hàng ngàn hecta hoa màu và lúa thì tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn lại xảy ra trên diện rộng ở miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Mức độ hạn hán cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là gay gắt nhất trong 10 năm qua.

Tiếp theo đó là đợt nắng nóng kỷ lục tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ vào tháng 5/2015. Trên cả nước ghi nhận tình trạng nắng nóng diễn ra ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ. Đỉnh điểm ngày 2/5, nhiều nơi ở miền núi phía Bắc nóng 39 độ C, 40 độ C, thậm chí vượt ngưỡng 40 độ C.

Ngay sau đó vào chiều 13/6, một cơn cuồng phong đã đổ xuống Hà Nội, quật ngã hàng loạt cây xanh, khiến cho giao thông nhiều nơi trong thành phố tê liệt. Cơn giông lốc khủng khiếp làm 2 người chết, 5 người bị thương, 139 nhà tốc mái... Đây là cơn giông lốc mạnh nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây tại Hà Nội.

Trong những ngày nắng nóng của mùa hè thì nhiệt độ Sa Pa lại đột ngột rơi xuống ngưỡng 13 độ vào sáng 12/7. Người dân Sa Pa đã phải mặc ấm, choàng khăn ngay giữa mùa hè.

Không chỉ nhiệt độ Sa Pa giảm mạnh mà một số khu vực ở miền núi phía Bắc nhiệt độ cũng hạ nhanh chóng tương tự. Ví dụ ở đèo Pha Đin (Sơn La) nhiệt độ là 17.2 độ C; Sìn Hồ (Lai Châu) 16,5 độ C; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 17,2 độ C.


Mưa lớn gây ngập lụt ở Quảng Ninh

Gần đây nhất, sự đáng sợ của thời tiết bất thường thể hiện rõ nhất ở mưa lớn tại Quảng Ninh. Tổng lượng mưa đo được tại một số điểm ở Quảng Ninh từ 23-29/7 đã vượt quá 1.500 mm.

Theo đánh giá, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 55 năm qua khiến 18 người thiệt mạng, 6 người mất tích, giao thông tê liệt...

'Thời tiết còn nhiều bất thường'

Về vấn đề này, GS - TS Nguyễn Đức Ngữ, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, hiện là Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ khí tượng thuỷ văn và Môi trường, nhấn mạnh hiện tượng El nino và biến đổi khí hậu toàn cầu là "thủ phạm" gây ra những hiện tượng dị thường, bất thường của thời tiết năm nay.

"Vào năm 1986, Quảng Ninh từng có trận mưa khủng khiếp hơn khi lượng mưa đạt mức 400mm/ngày. Trận mưa năm 2015 này không quá bất ngờ bởi trước đó rãnh áp thấp ra gây mưa ở Quảng Ninh đã gây mưa lớn ở Trung Quốc sau đó mới chuyển xuống Việt Nam. Trung tâm KTTV đã có thông báo là "sẽ có mưa vừa, mưa to" điều khó lường trước là lượng mưa quá lớn", Nguyễn Đức Ngữ nói.

Ông Ngữ cho biết, năm 2015, nhiệt độ của bề mặt trái đất nóng lên (cả đất liền và đại dương) làm bốc nhiều hơi nước vào trong không khí. Hơi nước nhiều trong khí quyển gây nên hiện tượng đối lưu mạnh và tạo nên những đám mây khổng lồ (tích nhiều nước). Các lý do này là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng mưa lớn, siêu dông bất thường.

Bên cạnh đó, 2015 là năm El nino, thời tiết phổ biến bão ít hơn so với các năm khác, nắng nóng và hạn hán kéo dài gây nên tình trạng nắng nóng cho khu vực Bắc Bộ (tháng 5 và tháng 6) đồng thời gây hạn hán tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Nhận định về xu hướng bão lũ từ đây đến cuối năm, ông nói: "Hiện tượng El Nino yếu bắt đầu từ cuối quý III đầu quý IV của năm 2012 và hiện nay vẫn đang tiếp tục duy trì, dự báo nó có thể kéo dài đến đầu năm 2016. Bởi vậy thời tiết còn nhiều biến động, dị thường. Do hiện tượng El nino nên năm nay sẽ ít bão hơn nhưng nếu có bão sẽ khả năng là bão mạnh, siêu bão với gió lớn gây nhiều hậu quả khó lường nên người dân cần chủ động để đối phó".

Theo N.Trang/Vietnamnet

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
  • Bình Thuận: Tạm thời xây dựng rọ đá để ứng phó sự cố cát tràn xuống đường và nhà dân

    (Xây dựng) – Lãnh đạo UBND thành phố Phan Thiết đã tổ chức kiểm tra thực tế, họp bàn giải pháp ứng phó, xử lý dứt điểm tình trạng cát tràn xuống đường tại phường Phú Hài.

    08:49 | 08/09/2024
  • Bão số 3 hoành hành tại Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Cũng như nhiều địa phương khác, tại Thái Nguyên, bão số 3 đã hoành hành với sức gió lớn kèm mưa, gây thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh.

    08:20 | 08/09/2024
  • Không mở hé cửa hoặc cửa sổ căn hộ chung cư khi gió bão

    Một số ý kiến cho rằng việc mở cửa có thể làm giảm chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, theo chuyên gia xây dựng, khi có gió bão lớn, không được mở cửa.

    08:13 | 08/09/2024
  • Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cảnh báo có nơi mưa trên 400mm

    Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, có thể gây mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 400mm.

    07:59 | 08/09/2024
  • Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đi kiểm tra và chỉ đạo ứng phó với bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 7/9, ông Bùi Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã kiểm tra thực tế và cho ý kiến chỉ đạo các công việc chủ động ứng phó với bão số 3 tại một số địa phương.

    06:52 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Không chủ quan, lơ là trong việc ứng phó với bão số 3

    (Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông khi đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại hồ Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên; hồ Đại Lải, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên và Trạm bơm tiêu Kim Xá, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương vào trưa 7/9.

    19:59 | 07/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 7/9, ông Hoàng Long Biên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Công ty TNHH Lợi Tín Lập Thạch và tại một số địa phương trên địa bàn.

    19:27 | 07/09/2024
  • Thông tin về tình hình cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã cung cấp thông tin mới nhất về tình hình cơn bão số 3 và công tác ứng phó, giải pháp để giảm nhẹ thiệt hại.

    18:53 | 07/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load