Phải vật lộn với lợi nhuận yếu kém và tình hình kinh tế bất ổn diễn ra trên toàn cầu, 15 ngân hàng lớn đã bị hạ mức tín nhiệm vào thứ Năm. Điều này có thể làm thiệt hại nhiều hơn nữa cho các con số tài chính của ngân hàng và tiếp tục làm đảo lộn thị trường chứng khoán.
Các ngân hàng lớn như Morgan Stanley đã được đánh giá bởi Moody kể từ tháng Hai.
Cơ quan tín dụng, Moody’s Investors Service, đã cảnh báo các ngân hàng vào tháng Hai rằng: việc hạ mức tín nhiệm là có thể, hạ điểm số tín dụng của các ngân hàng xuống mức thấp là để phản ánh rủi ro mới mà ngành công nghiệp đã phải hứng chịu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
"Những rủi ro của ngành công nghiệp này trở nên rõ ràng trong cuộc khủng hoảng tài chính", ông Robert Young, Giám Đốc Điều Hành của Moody nói. "Những xếp hạng mới này phản ánh những rủi ro."
Các ngân hàng Citigroup và Bank of America đã phải vật lộn để hoàn toàn hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính, và cũng là những ngân hàng phải chịu ảnh hưởng nặng nhất. Sau khi bị hạ mức tín nhiệm, các ngân hàng hầu như không đứng trên mức tối thiểu cho một đánh giá theo cấp độ đầu tư, dấu hiệu của các điều kiện kinh doanh khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt.
Giám đốc tài chính tại các ngân hàng đã tranh luận vào thứ Năm rằng xếp hạng mới này không phản ánh các biện pháp bảo vệ và thay đổi những gì mà họ đã đưa ra trong những năm gần đây.
Việc cắt giảm xảy ra trong thời gian hỗn loạn trong ngành công nghiệp. Các ngân hàng đã phải vật lộn để cải thiện lợi nhuận của họ trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, nền kinh tế yếu kém của Mỹ và các quy định mới.
Việc hạ mức tín nhiệm có thể thổi phồng vấn đề mà các ngân hàng đang gặp phải. Với xếp hạng thấp hơn, các chủ nợ có thể bắt các ngân hàng phải khoản tiền ngân hàng đang vay của họ. Khách hàng lớn cũng có thể chuyển hướng kinh doanh của công ty sang hướng ít rủi ro hơn.
Khi lợi nhuận của ngân hàng mập mờ, người tiêu dùng cũng có thể bị ảnh hưởng. Các công ty thường cố gắng bù đắp sự mất mắt về thu nhập thông qua chi phí cho khách hàng.
Khi đối mặt với quy định mới, các ngân hàng đã tăng lệ phí và các nguồn thu nhập khác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Việc Moody hạ mức tín nhiệm là một phần của nỗ lực lớ để làm cho các phân tích của công ty này chặt chẽ hơn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính, Moody và các đối thủ của công ty này đã tạo ra tiếng xấu về việc xếp hạng cao cho các trái phiếu thế chấp mà sau đó sụp đổ.
Cách tiếp cận của Moody phản ánh niềm tin rằng các ngân hàng lớn vẫn có điểm yếu có thể làm tổn thương các chủ nợ của nó.
Cùng với ngân hàng Citigroup và Bank of America, cơ quan xếp hạng tín dụng cũng đã xếp hạng lại 13 ngân hàng khác, Morgan Stanley, JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Credit Suisse, Deutsche Bank, UBS, HSBC, Barclays, BNP Paribas, Crédit Agricole, Société Générale, Royal Bank of Canada, và Royal Bank of Scotland.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng Moody đang chơi trò đuổi bắt. Những hành động mới nhất, theo các nhà phê bình, là lạc hậu trong việc nhìn nhận và không xem xét đến các biện pháp mà các ngân hàng đã thực hiện để củng cố lại chính mình, bao gồm cả huy động vốn và loại bỏ một số doanh nghiệp rủi ro như kinh doanh độc quyền.
"Tôi ch rằng hành động của Moody là năm năm muộn màng", ông Gerard Cassidy, một nhà phân tích của RBC Capital Markets.
Các mối đe dọa hạ mức tín nhiệm đã lan truyền trên thị trường trong nhiều tháng. Sau khi Moody hạ ba cấp của ngân hàng Morgan Stanley vào tháng Hai, cổ phiếu của ngân hàng giảm hơn 25%. Moody đã kết thúc việc cắt giảm xếp hạng của ngân hàng này bởi hai cấp độ.
Giờ đây, giám đốc điều hành của ngân hàng này sẽ cố gắng thuyết phục các chủ nợ và khách hàng lớn rằng Moody đã làm quá tay.
Vào ngày thứ Năm, ngân hàng Citi cho biết trong một tuyên bố rằng cách tiếp cận của Moody " là không công nhận những chuyển đổi của Citi trong nhiều năm qua," và thêm rằng: "Citi cực lực phản đối các phân tích của Moody về ngành công nghiệp ngân hàng và tin rằng hạ cấp việc công ty này hạ mức tín nhiệm của Citi là tùy tiện và hoàn toàn không có cơ sở. "
Ngân hàng Bank of America lặp lại tình cảm như trên: "Ngoài việc tăng cường quản trị và quản lý rủi ro, Bank of America đã kết thúc quý đầu của năm 2012 với tỷ lệ vốn kỷ lục."
Những vị trí vốn, được coi là bộ đệm chính ngân hàng để chống lại mất mát, có thể là một điểm mạnh của toàn ngành công nghiệp. Việc thiếu vốn trong cuộc khủng hoảng đã để lại hệ một sự dễ thương tổn cho hệ thống tài chính, khiến cho chính phủ phải bảo lãnh cho khá nhiều trong số các ngân hàng lớn nhất. Do vậy, ngân hàng đã tăng vốn đệm. Hôm nay, vốn của Morgan Stanley gấp hai lần những gì ngân hàng đã có trong năm 2007.
"Hệ thống ngân hàng hôm nay an toàn hơn hơn bất kỳ thời điểm nào trong 30 năm qua," ông Cassidy nói. "Chúng tôi đã không thấy mức vốn như thế này kể từ năm 1930."
Mặc dù vậy, Moody vẫn còn quan ngại. Trong báo cáo vào ngày thứ Năm, cơ quan xếp hạng tín dụng này cho biết họ đã nhìn thấy nhiều điểm yếu trong cách hoạt động của các ngân hàng ở phố Wall, bao gồm cả sự phức tạp và những tiềm ẩn của nó. Moody nhấn mạnh một lịch sử lợi nhuận không ổn định và các vấn đề thuộc về quản lý rủi ro.
Trong đánh giá của mình, Moody đề cập đến sự sụp đổ kinh doanh gần đây của ngân hàng JPMorgan Chase. Vào tháng Năm, các ngân hàng tiết lộ rằng đặt cược vào công cụ tài chính gắn liền với trái phiếu doanh nghiệp đã trở nên căng thẳng, thiệt hại có thể lên đến 5 tỷ USD.
Cơ quan này cũng lưu ý ngành công nghiệp vẫn tiếp tục phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động tài chính phố Wall. Loại tín dụng này đã cạn kiệt nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng, buộc các hoạt động này phải được trợ cấp từ nguồn vay chính phủ.
Một số chuyên gia ngân hàng hoan nghênh việc hạ mức tín nhiệm, cho rằng cơ quan xếp hạng tín dụng cuối cùng đã bắt đầu phản ánh những rủi ro trong các ngân hàng lớn. "Việc hạ tín nhiệm là một tin tốt," ông Anat R. Admati, Giáo Sư tài chính và kinh tế tại Đại học Stanford. "Ngay bây giờ, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng này là rất mong manh."
Việc hạ tín nhiệm có thể mở rộng sự phân loại trong hệ thống ngân hàng.
Một số khách hàng chỉ đơn giản là có thể chọn chuyển doanh nghiệp của họ từ các ngân hàng bị đánh giá thấp nhất. Kẻ thụ hưởng cho xu hướng này có thể là JPMorgan Chase. Ngân hàng này đã bị hạ hai cấp bậc nhưng vẫn cao hơn so với Goldman Sachs.
Một số nhà phân tích nhìn nhận việc hạ mức tín nhiệm chỉ có một bước tiến làm cho hệ thống tài chính an toàn hơn. Nhất là đối với một đất nước không có một giải pháp thống nhất để đối phó với các ngân hàng lớn khi các ngân hàng này gặp rắc rối, theo ông Mike Mayo, nhà phân tích của công ty chứng khoán Crédit Agricole.
"Hành động như thế này sẽ làm cho hệ thống ngân hàng an toàn hơn? Ban giám khảo vẫn còn đó ", ông Mayo. "Thật không may là xếp hạng này xảy ra bốn năm sau khi cuộc khủng hoảng."
Tố Anh dịch theo nguồn:http://dealbook.nytimes.com/2012/06/21/moodys-cuts-credit-ratings-of-15-big-banks/?ref=bnpparibassa
Tác giả: PETER EAVIS và Susanne CRAIG
Theo baoxaydung.com.vn