Thứ sáu 04/10/2024 03:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Mối quan hệ bất ngờ về không khí và béo phì

09:45 | 13/12/2015

(Xây dựng) - Ô nhiễm không khí có liên quan đến bệnh béo phì nghe có vẻ lố bịch. Tuy nhiên một số nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, Canada và Mỹ đã chỉ ra rằng điều đó là hoàn toàn có thể.


Tình trạng ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người

Các giáo sư của trường đại học Ohio Nhật Bản đã từng nghiên cứu về vấn đề tại sao cư dân thành phố lại có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với vùng nông thôn. Đó là nguyên nhân do nguồn không khí người dân đang hít thở.


Mật độ giao thông lớn gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng

Khói từ các phương tiện giao thông hay thuốc lá là những nguyên nhân chính. Những hạt phân tử nhỏ trong loại khói này gây ra chứng viêm và phá vỡ khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể.

Một số thí nghiệm thực hiện trên chuột đưa ra bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng của không khí ô nhiễm có thể xâm nhập không chỉ phổi mà còn các cơ quan khác.

Trong quá trình nghiên cứu họ phát hiện rằng cân nặng của những con chuột này và tiến hành các thí nghiệm khác nhau để nghiên cứu về sự trao đổi chất của chúng. Chỉ sau khoảng 10 tuần, có thể dễ dàng nhận thấy những ảnh hưởng qua các thí nghiệm.

Những con chuột tiếp xúc với không khí ô nhiễm cho thấy khối lượng lớn các chất béo xuất hiện khắp cơ thể, quanh bụng và quanh các cơ quan nội tạng. Các tế bào mỡ tự phát triển khoảng 20% trên những con chuột hít phải các chất ô nhiễm.

Ngoài ra, chúng dường như trở nên ít nhạy cảm với insulin, loại hóc môn báo hiệu cho các tế bào để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Đây chính dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường.

Các hạt bụi nhỏ rộng chưa đến 2,5 micromet được cho là nguyên nhân chính. Khi chúng ta hít vào, các chất ô nhiễm gây kích ứng các túi khí nhỏ dùng để cho phép oxy đi vào máu.

Kết quả là hệ thống thần kinh rơi vào tình trạng quá tải. Điều này bao gồm sự phóng các hóc môn để giảm chức năng của insulin và rút máu ra khỏi các mô cơ insulin nhạy cảm, gây cản trở cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Copenhagen tại Đan Mạch tuyển 6 nam giới để thực hiện một thử nghiệm. Họ yêu cầu 6 người bước vào các phòng đặc biệt, nơi nhóm nghiên cứu có thể điều chỉnh nồng độ CO2. Sau 7 giờ rưỡi, nhóm nam giới được phép ăn thực phẩm một cách thoải mái. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người đàn ông ở trong phòng có nồng độ CO2 cao hấp thu lượng calories lớn hơn 6% so với những người ở trong phòng có nồng độ CO2 bình thường.

Arne Astrup, một nhà nghiên cứu thuộc khoa Béo phì và Dinh dưỡng của Đại học Copenhagen, cho rằng tính axit trong máu người tăng và nồng độ pH của máu giảm do nồng độ CO2 trong không khí leo thang. Do tính axit trong máu tăng, các tế bào thần kinh orexin – loại tế bào xử lý cảm giác thèm ăn, và rất nhạy cảm với tính axit trong máu – hoạt động mạnh hơn khiến con người ăn nhiều hơn. Vì thế lượng CO2 trong không khí càng lớn thì con người càng dễ béo phì.

Tại các thành phố châu Á, nơi có nguồn không khí ô nhiễm cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép, nghiên cứu mới này càng được minh chứng rõ nét hơn..

Gần đây các nhà khoa học Mỹ còn thử nghiệm một nhóm nhỏ các đối tượng ở Bắc Kinh trong thời gian hai năm và họ phát hiện ra rằng mỗi khi có hiện tượng sương mù dày đặc do ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh xảy ra, tình trạng rối loạn insulin và tăng huyết áp ở nhóm người này cũng lên đến đỉnh điểm. Tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh béo phì trong những năm gần đây ở thành phố này cũng gia tăng đột biến.

Mặc dù các nhà khoa học nhấn mạnh việc mắc các bệnh về béo phì, tiểu đường cũng phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng người cũng như do tác động của nhiều yếu tố khác trong cuộc sống.

Nhưng với những kết quả khá rõ rệt từ nhiều nghiên cứu khác nhau, có thể nhận thấy rằng ô nhiễm không khí giờ đây đang là một trong những tác nhân đáng lo ngại nhất đối với sức khỏe của con người.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load