Thứ năm 23/03/2023 01:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Metro Bến Thành – Suối Tiên bị chậm tiến độ

15:38 | 21/06/2021

(Xây dựng) – Nhiều vấn đề dẫn đến việc bị chậm tiến độ cho tuyến metro số 1 – Bến Thành - Suối Tiên, trong đó còn do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và gây chậm trễ đáng kể đối với kế hoạch thi công của các gói thầu.

metro ben thanh suoi tien bi cham tien do
Vì nhiều lý do, tuyến metro số 1 – Bến Thành - Suối Tiên lại bị chậm.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Quản lý) cho biết, tính đến nay, khối lượng tổng thể dự án ước đạt 85,9%. Trong đó, Ban Quản lý đã phối hợp với nhà thầu đã đẩy nhanh tiến độ thi công và bàn giao mặt bằng phần đường, vỉa hè trên đường Lê lợi (đoạn Nguyễn Huệ đến Pasteur); ga Ba Son và khu vực hầm đào hở thuộc gói thầu 1B; nhập khẩu và vận chuyển đoàn tàu số 2 và đoàn tàu số 3 về depot Long Bình chuẩn bị cho giai đoạn vận hành thử nghiệm.

Đến nay, cơ chế tài chính, thỏa thuận vay, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã có ý kiến chỉ đạo nhằm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến việc xác định giá trị ODA cấp phát từ Ngân sách Trung ương còn lại cho dự án. Ban Quản lý đã trình Hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án thẩm định phê duyệt điều chỉnh dự án, Ban Quản lý và JICA đã thống nhất các nội dung trong thỏa thuận vay lần thứ 4 và tiến hành xúc tiến các thủ tục liên quan.

Tuy nhiên, theo Ban Quản lý, tiến độ thực hiện dự án vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Lý do các gói thầu đang triển khai thi công của dự án là các gói thầu thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng), nhưng việc cung cấp các thông số giao diện và phạm vi công việc của các gói thầu chưa được cụ thể ngay từ giai đoạn lập hồ sơ mời thầu nên làm ảnh hưởng đến công tác thiết kế của gói thầu số 3 cũng như ảnh hưởng tiến độ của các gói thầu khác.

Đồng thời, quá trình thi công vẫn còn vướng mắc các công trình hạ tầng kỹ thuật còn sót lại của các công trình hạ tầng, nhà dân dọc 9 cầu bộ hành, cần phải thực hiện di dời nên phát sinh thêm chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các gói thầu.

Mặt khác, hiện nay, chưa thể giải ngân vốn ODA cấp phát được bố trí cho dự án là 2.484,293 tỷ đồng do chưa xác định được vốn ODA cấp phát còn lại cho dự án. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và chậm trễ đáng kể đối với kế hoạch thi công của các gói thầu.

Từ thực tế trên, Ban Quản lý kiến nghị Hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xem xét, thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt điều chinh dự án để làm cơ sở xác định giá trị ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương.

Đồng thời, kiến nghị thành phố xem xét, có ý kiến chỉ đạo về việc thiết kế, xây dựng cầu bộ hành các nhà ga trên cao của gói thầu số 2 nhằm đảm bảo tiến độ dự án, cũng như kiến nghị Hội đồng thẩm định thiết kế kỹ thuật xem xét, phê duyệt 32 tiêu chuẩn kỹ thuật bổ sung dự án.

Thành Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Tập trung giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Bá Thiện II

    (Xây dựng) – Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Bá Thiện II luôn chủ động tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, đặc biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên để tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần thu hút đầu tư.

  • BHXH Việt Nam nỗ lực trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

    (Xây dựng) - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) tính tới ngày 15/03/2023, hệ thống đã xác thực gần 75,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 102,5 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

  • Sở Xây dựng Yên Bái tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Sở Xây dựng Yên Bái đã phát huy vai trò là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

  • Cận cảnh một số khu tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng ở Thủ đô Hà Nội

    Một số khu tập thể cũ ở Hà Nội đã xập xệ, nằm trong danh mục các khu tập thể nguy hiểm cấp D, không còn an toàn cho người dân sử dụng.

  • Hà Đông: Xử lý tình trạng chiếm dụng vỉa hè sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng

    (Xây dựng) – Liên quan tới tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện giao thông tại khu vực hồ nước mà Báo điện tử Xây dựng phản ánh trên một số địa bàn, trong đó có quận Hà Đông. Mới đây, Công an quận Hà Đông có văn bản số 819/CAQHĐ-TH phúc đáp nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng.

  • Trường “đói” học sinh, hoang phế nhiều năm

    (Xây dựng) - Trường THPT Đào Duy Từ, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, được xây dựng trên một quả đồi hẻo lánh, cách xa khu dân cư, thế nên từ khi đưa vào hoạt động trường này ngày càng lâm vào tình trạng “đói khát” học sinh. Gần 5 năm nay, ngôi đường đã bỏ hoang hóa, một số hạng mục hư hỏng, xuống cấp khiến người dân địa phương xót xa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load