Thứ sáu 11/10/2024 01:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

“Ma trận” số nhà, tên phố ở Hà Nội

07:10 | 31/07/2016

(Xây dựng) - Có địa chỉ nhưng chưa chắc đã tìm được nơi cần đến là tình trạng đã diễn ra nhiều năm nay ở một số nơi tại Hà Nội. Mặc dù đã có quy định cụ thể về việc đánh số nhà nhưng vẫn có rất nhiều ngôi nhà 2 biển số, chẵn lẻ lung tung… đã vô tình tạo thành những “ma trận”, khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Đường Trần Thái Tông, quần Cầu Giấy là một minh chứng cho việc đánh số nhà lộn xộn, không theo một trình tự, quy định nào cả. Hai bên đường chẵn lẻ lẫn lộn, nhà số 25 nằm cùng phía với nhà số 26. Nhà số 24 lại nằm giữa hai nhà đều mang số 10. Hay đang số 12 lại nhảy vọt lên số 18.

Bạn Bùi Ngọc Vy (Cầy Giấy) kinh doanh mỹ phẩm online cho biết: “Mặc dù bán hàng online nhưng mình sợ nhất là đi ship hàng, mà đặc biệt là ship đến một số tuyến phố mới giải tỏa hoặc kéo dài tại Cầu Giấy. Vì tìm nhà ở đấy khó lắm, cứ loạn hết lên cả lên, có địa chỉ rồi nhưng vòng đi vòng lại vài lần chưa chắc đã tìm được”.

Theo người dân ở đây cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trước kia đây là đoạn đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, sau này mới có tên chính thức là Trần Thái Tông. Do vậy số nhà mới không thống nhất, một số gia đình thậm chí còn tự đánh số nhà.


Những ngôi nhà mang hai biển số trên phố Đặng Thùy Trâm

Phố Đặng Thùy Trâm, quận Cầu Giấy là con phố mới, tuy chỉ kéo dài vài trăm mét nhưng có đến hàng chục ngôi nhà trùng số nhau và thậm chí một ngôi nhà còn sở hữu hai biển số. Điều này gây ra không ít phiền toái cho khách đến đây khi có việc.


Biển tên phố một nghi đằng, địa chỉ nhà ghi một nẻo


Hai nhà cạnh nhau lại nghi địa chỉ khác nhau, mặc dù cùng nằm trên một con phố

Một phố hai tên gọi là tình trạng đang diễn ra ở phố Tố Hữu, quận Thanh Xuân (Lê Văn Lương kéo dài). Và cũng không thế “thoát” khỏi thình trạng nhảy cóc số nhà. Từ số nhà số 11 “nhảy” lên số 15, từ số 1 bỏ qua một nhà không đánh số lên tận nhà số 9.

Ngõ 192 phố Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội cũng rơi vào tình trạng trên. Nếu chỉ dựa vào những con số chẵn - lẻ hai bên đường thì phải rất vất vả khách mới đến được địa chỉ mình muốn tìm. Bởi lẽ một căn nhà có gắn hai biển số ghi địa chỉ của hai ngõ khách nhau của 2 tuyến phố khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên thì nguyên nhân là do trước đây các hộ gia đình đã được đánh số nhà, họ đã sử dụng số nhà này để làm các giấy tờ của gia đình. Sau đổi lại, nhưng do ngại làm lại giấy tờ nên mới dẫn đến tình trạng này.

Ngoài việc loạn số nhà thì những con đường mang đuôi kéo dài như Lê Đức Thọ kéo dài, Lê Văn Lương kéo dài, Xã Đàn kéo dài... cũng khiến cho người dân phải điêu đứng khi tìm địa chỉ trên những tuyến phố này. Chỉ cần quên “đuôi” kéo dài là mệt.

Mặc dù UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 04/2014 quy định cụ thể về quy chế đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn TP Hà Nội, tuy nhiên tình trạng "loạn" biển số nhà vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi, khiến không ít người rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi tìm nhà trên những tuyến phố này.

Quy định về đánh số nhà mặt đường, mặt phố; tên ngõ, ngách, hẻm và đánh số nhà trong ngõ, ngách, hẻm.

1. Mỗi khuôn viên nhà ở, công trình xây dựng có nhà tại mặt tiền của các tuyến giao thông được mang một biến số theo quy cách thông nhất trên toàn thành phố.

2. Số nhà trên các tuyến phố giao thông được đánh bằng dãy số tự nhiên, bắt đầu từ nhà đầu tuyến phố đến cuối tuyến phố, không phân biệt ranh giới hành chính (phường, xã, thị trấn; quận, huyện, thị xã). Đứng đầu tuyến trái nhìn về phía cuối tuyến, nhà bên trái đánh số lẻ (1, 3, 5, 7 và các số lẻ tiếp theo), nhà bên phải được đánh số chẵn (2, 4, 6 ,8 và các số chẵn liên tiếp).

Thùy Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load