Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu có công lớn đưa Singapore từ một nước thế giới thứ ba trở thành trung tâm tài chính bậc nhất châu Á và thế giới. Những ngày gần đây, tình hình sức khỏe của ông là mối quan tâm hàng đầu của người dân nước này.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
Trong hơn nửa thế kỷ từ khi Anh trao trả chủ quyền để Singapore trở thành nước cộng hòa độc lập, Lý Quang Diệu trực tiếp hay gián tiếp nắm giữ quyền lực trong suốt 55 năm. Lý Hiển Long, con trai lớn trong ba người con của ông, là cựu chuẩn tướng quân đội Singapore, Bộ trưởng Tài chính từ 2004 và Thủ tướng từ 2011 cho đến nay.
Thuộc thế hệ thế tư trong một gia đình di dân, ông cố nội từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đến Singapore năm 1862, Lý Quang Diệu sinh tại Singapore ngày 16/9/1923, ngôn ngữ chính từ nhỏ là tiếng Anh và hoàn toàn chịu ảnh hưởng văn hóa Anh. Tới năm 20 tuổi, ông mới bắt đầu học tiếng Hoa và cùng lúc là tiếng Nhật khi thuộc địa Singapore của Anh bị Nhật chiếm đóng trong Thế chiến thứ II từ 1942 đến 1945.
Sau chiến tranh, Lý Quang Diệu qua Anh tiếp tục con đường học vấn, với một thời gian ngắn theo học trường Kinh tế London rồi chuyển sang học luật tại Fitzwilliam College, đại học Cambridge. Năm 1949, ông trở về Singapore hành nghề luật sư trong một tổ hợp pháp lý cho tới 1954 cùng một nhóm bạn hữu từng cùng học ở Anh thành lập Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party -
Lúc đó Singapore và Malaya (tiền thân của Malaysia ngày nay) vẫn còn là thuộc địa Anh với một số quyền tự trị. Năm 1955, Lý Quang Diệu đắc cử đại biểu ở đơn vị bầu cử Tangjong Pagar, và trở thành nhà lãnh đạo phe đối lập với chính phủ liên hiệp thân Anh của Mặt trận Lao động. Tanjong Pagar nằm giữa bến cảng và trung tâm thương mại Singapore là khu có nhiều di dân gốc Hoa hoạt động thương mại hay làm công nhân lao động. Qua thời gian biến đổi, ngày nay Tanjong Pagar trở nên khu du lịch quen biết với Koreatown và Little Korea ở Singapore.
Trong cuộc bầu cử tháng 5/1959,
Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 9/1962, dân chúng Singapore và Malaya muốn chọn độc lập hoàn toàn, Anh trao trả chủ quyền cho hai lãnh thổ tự trị và Singapore gia nhập Liên Bang Malaysia từ 16/9/1963.
Sự kết hợp này không lâu dài. Dân chúng Singapore, đa số gốc Hoa chống đối ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo Malaya. Những vụ xung đột chủng tộc/tôn giáo bùng nổ và bạo loạn xảy ra trong năm 1964 ở Singapore. Ngược lại chính quyền liên bang ở Kuala Lumpur lo ngại với thành phần đa số người Hoa ở Singapore cũng như những thách thức chính trị của
Ngày 7/8/1965, Lý Quang Diệu ký thỏa ước ly khai trong đó có phác họa mối quan hệ sau này với Malaysia để duy trì sự hợp tác trong những lĩnh vực như thương mại và quốc phòng. Singapore trở thành nước cộng hòa độc lập, một đảo quốc nhỏ bé diện tích 700 km2 và dân số chưa tới 4 triệu khi ấy.
Từ đó, Lý Quang Diệu đã đưa nước Cộng hòa nhỏ bé Singapore, thực tế chỉ là một thành phố, mau chóng trở thành con hổ châu Á, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất, một trong 5 cảng bận rộn nhất và trung tâm tài chính quan trong hàng thứ tư trên thế giới. Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba thế giới, hệ thống giáo dục, y tế công cộng, tính minh bạch của chính quyền và khả năng cạnh tranh kinh tế đều đứng vào hạng cao quốc tế.
Quan niệm từ trước của ông Lý Quang Diệu, cho đến khi gia nhập Liên bang Malaya, vẫn tin rằng Singapore không thể đứng đơn độc và kết hợp là yếu tố căn bản cho sư tồn vong. Singapore không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn nước, thiếu khả năng phòng thủ và tài nguyên duy nhất là con người cùng nỗ lực cần cù làm việc của dân chúng. Có thể ông đã bị đẩy tới hoàn cảnh ngoài ý muốn, nhưng ông đã dần dần tìm được giải pháp và biết khai thác đúng chỗ đúng lúc những điều kiện trong tầm tay để đi đến kết quả tốt đẹp.
Lý Quang Diệu đã ý thức đúng những nhu cầu của Singapore trong thời kỳ độc lập là an ninh quốc gia, phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội.
Ngay sau khi Singapore được làm thành viên Liên Hiệp Quốc, Lý Quang Diệu tìm cách mở rộng sự công nhận của quốc tế. Ông tuyên bố chính sách trung lập và đường lối không liên kết. Lực lượng vũ trang Singapore được tổ chức trong chừng mực tối thiểu cần thiết với sự vận động các quốc gia khác trợ giúp trong các lãnh vực trang bị, huấn luyện và tư vấn.
Singapore gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 và tìm cách phát triển quan hệ hữu nghị trước hết với Indonesia từng có những đối đầu trước kia, rồi tới các nước trong khu vực từ Malaysia, Việt Nam tới Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Tách rời khỏi Liên bang Malaya có nghĩa là Singapore mất thị trường chung và thị trường nội địa, đồng thời các căn cứ quân sự của Anh sẽ triệt thoái hoàn toàn và phá hủy năm 1975. Lý Quang Diệu đã vận động Anh để chuyển đổi các căn cứ và công xưởng quân sự dùng vào mục đích dân sự. Việc này giúp Singapore có điều kiện tiến dần vào con đường công nghiệp hóa. Chính phủ lập kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, huấn luyện cho một lực lượng lao động lương thấp nhưng kỷ luật và tay nghề cao. Hệ thống hạ tầng cơ sở, sân bay, hải cảng, đường lộ, mạng lưới thông tin được phát triển cùng với nhiều kế hoạch kinh tế khác đã làm thay đổi hoàn toàn tình trạng Singapore. Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng có được nhiều phụ tá giỏi và những bộ trưởng tài năng như Goh Keng Swe và Hon Sui Sen, những người giúp nhiều cho việc hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và những chương trình xã hội khác.
Qua 25 năm lãnh đạo một nước cộng hòa độc lập, ở chức vụ Thủ tướng, và sau đó 14 năm ở cương vị Bộ trưởng Cao cấp, Lý Quang Diệu kiến tạo Singapore thành một đất nước hoàn toàn mới, một xã hội đứng ngang hàng các quốc gia văn minh tiên tiến trên thế giới. Singapore nổi tiếng là thành phố đẹp, sạch, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, hệ thống giao thông hiện đại.
Nhưng vị trí địa dư của Singapore vừa là thuận lợi cho sự phát triển vừa là điều kiện đưa tới nhiều khó khăn phức tạp như buôn lậu, ma túy, hải tặc. Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng nổi tiếng về việc cho áp dụng luật pháp khắt khe và đôi khi vượt nguyên tắc của các chế độ dân chủ như bãi bỏ bồi thẩm đoàn ở tòa án trong một số trường hợp xét xử.
Một số những chỉ trích cho rằng Lý Quang Diệu là người dành đặc quyền lãnh đạo đất nước cho giới thượng lưu ưu tú. Ông cũng bị tố cáo là có chủ trương gia đình trị. Đây là chuyện có thể tranh cãi lâu dài không dứt vì như ông giải thích, những người trong gia đình ông nếu có đạt tới chức vụ cao là do khả năng cá nhân và nỗ lực bản thân.
Dù có những tranh luận như thế, không ai có thể phủ nhận ông Lý Quang Diệu có vai trò của người lập quốc Singapore, đã có công đưa nước cộng hòa nhỏ bé này lên vị trí thượng đẳng trên thế giới, và toàn thể câu chuyện ấy là bài học đáng để suy ngẫm.
Theo PetroTime