Thứ hai 20/01/2025 06:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ly kỳ chuyện 'kho vàng' giấu trong phiến đá cổ

16:59 | 10/12/2011

Phiến đá kỳ lạ được cho rằng cất giữ cả một kho báu, cùng với lời nguyền trấn yểm đã có mặt ở ngôi làng cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ hàng trăm năm nay, và trở thành một “linh vật” của làng Bái (xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng, Thái Bình).

Kho báu trong phiến đá cổ

Làng Bái (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) là ngôi làng thuần nông nằm trên trục đường Quốc lộ 10. Cái tên “làng Bái” có từ bao giờ, gốc tích vì sao có cái tên như thế… không ai giải thích được.

Trong các văn bản hành chính của xã, nó có tên là làng Long Bối (bảo bối của rồng).


Phiến đá cổ đặt ở ao chùa của làng Bái.

Cùng với một quần thể các làng cổ khác (làng Cốc, làng An Bài, làng Phong Lôi…), Long Bối là mảnh đất truyền thống cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa, gắn liền với địa danh hành chính cũ (phủ Đông Quan, nay là huyện Đông Hưng).

Người dân làng Bái tự cổ tới kim gắn bó với mảnh ruộng, góc vườn, không có nghề phụ, người nông dân lam lũ một sương hai nắng cấy cày trên thửa ruộng cha ông để lại.  

Trong lịch sử hình thành của làng, người già thường kể về phiến đá khổng lồ với những họa tiết, ký tự kỳ lạ, với những câu chuyện thấm đẫm chất kỳ bí ẩn chứa bên trong nó.


Vết lõm hình đầu gối ở tư thế quỳ trên mặt phiến đá cổ...

Phiến đá cổ có chiều rộng chừng 80cm, dài gần 02 mét, dày chừng 30cm được đặt trên bệ gạch vuông vức ở giữa chiếc ao lớn có tên là ao Rối, gần với chùa làng.


Vết lõm hình bàn tay móc sâu ở bên thành phiến đá.

Ở giữa vùng quê duy nhất trên cả nước không có núi non, sự xuất hiện của phiến đá khổng lồ nặng hàng tấn đã là một sự lạ đối với người dân.

Trước, chiếc ao Rối rất rộng lớn. Theo thời gian, nó bị thu hẹp khiến vị trí đặt phiến đá cổ bị “dịch chuyển” vào sát mép bờ. Chùa làng nằm ở cuối làng, xa khu dân cư nên phiến đá thiêng là nơi ít người qua lại, nhất là khi những truyền thuyết gắn liền với nó được truyền tụng.


Ông Tuấn đang biểu diễn tư thế quỳ gối và tay trái móc của ở vết lõm bên rìa phiến đá.

Trên mặt của phiến đá, người ta vẫn còn nhận thấy một vết lõm sâu trên bề mặt, và một vết lõm khác ở mé phiến đá. Hai vết lõm này được cho rằng đó là vết lõm do tư thế của một người quỳ gối, tay trái móc vào thành phiến đá, và vừa khít dấu vết của cả bản tay.  

Ông Phạm Văn Tuấn, chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Hợp trực tiếp biểu diễn tư thế quỳ gối trên mặt phiến đá để minh chứng cho “giả thuyết” thời trước có người đã từng xuất hiện để lấy vàng bạc, châu báu được cất giấu bên trong phiến đá.

Chân phải của anh quỳ gối khớp với vết lõm sâu trên bề mặt, chân trái để xuôi đặt trên bệ tường gạch tạo thành thế trụ, bàn tay trái lùa vão vết lõm bên thành phiến đá, đúng như tư thế của một người đang móc một vật nào đó trong hang.

Khi làm lại những động tác của ông Tuấn, chính bản thân tôi cũng vô cùng bàng hoàng vì sự trùng khớp đến bất ngờ: vết lõm bên trên bề mặt phiến đá bị lún sâu cả chục phân. Vết lõm bên thành phiến đá vừa khít với bàn tay trái, và vừa khít cả những đốt ngón tay ở tự thế chõe cong như khi người ta móc, cầm một đồ vật.

Vết lõm vừa vặn bàn tay trái của một người đàn ông trưởng thành có độ sâu vài chục phân.

Ông Nguyễn Xuân Thụy, 70 tuổi, người dân xóm Chùa khẳng định: hàng trăm năm nay, câu chuyện kho vàng giấu trong phiến đá đã được dân làng truyền tụng, từ khi ông còn là một đứa bé đầu để chỏm.

Truyền rằng, phiến đá này là nơi người Tàu giấu của, sau đó họ đã trở lại lấy vàng mang đi. Vết lõm còn lại trên phiến đá chính là tư thế quỳ gối, một tay móc vàng của người xưa để lại.

Tuy nhiên, đối với một phiến đá khổng lồ liền khối, bề mặt rất cứng như thế, một người bình thường không thể đủ sức khỏe hay “vận công” để có thể tạo thành vết lún sâu như vậy.

Lý giải điều kỳ lạ này, người dân làng Bái cho rằng, chủ nhân của kho báu trên phải dùng bùa chú hay một phép thuật nào đó mới có thể giấu vàng vào bên trong và dùng tay “móc vàng” ra được.

Phiến đá một ngàn năm tuổi?

Như nhiều làng quê Bắc Bộ khác, làng Long Bối là ngôi làng cổ, cư dân quần cư đông đúc từ ngàn đời, chen chúc theo những trục đường xương cá. Một loạt hệ thống đình, chùa cổ kính rêu phong có từ thuở cha ông mở làng, lập ấp.

Viên đá hình trụ ở bên rìa bức tường gạch kê phiến đá. Những viên gạch cổ có hình dáng giống với những viên gạch thời Hán xây trong các ngôi mộ cổ đã được khai quật.

Trong tư duy của người cổ xưa, làng quê thường nằm xa đường cái quan, giữa một cánh đồng rộng lớn. Người dân chắt chiu, dành dụm từng tý đất để làm nông nghiệp… nên phần diện tích đất ở chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Vẫn không hiếm gặp những ngôi làng, khi đứng từ xa nhìn lại giống như một “ốc đảo”, chỉ xanh ngắt những ngọn tre móc câu cao ngất nghểu, và thấp thoáng những mái nhà ngói nhấp nhô ẩn hiện giữa màu xanh quen thuộc.

Làng Bái quần cư ở một phía, bốn xung quanh là cánh đồng bao bọc. Đình ở giữa làng, chùa ở cuối làng. Những khu dân cư mới bị “phình” ra do sức ép dân số và theo thời gian, được mở rộng ở các phần rìa.

Trước, để vào làng Bái có hai cổng chính: cổng Đông và cổng Tây (tên đặt theo phương hướng). Bây giờ, cổng làng không còn. Dấu vết của hai chiếc cổng này cũng chỉ được nhớ tới vì gắn với hai chiếc cầu nhỏ, và được gánvào thành hai xóm mới: Long Bối Đông và Long Bối Tây.

Phiến đá cổ nằm ở ao chùa, thuộc xóm Long Bối Tây. Con đường dẫn ra cánh đồng của dân làng đi qua vị trí đặt phiến đá. Có một dạo, phiến đá được “tận dụng” thành chiếc cầu ao vững chãi để người làng đi làm đồng về rửa chân.

Thời điểm hiện tại, ao chùa được một người dân thầu để thả vịt, không ai dám rửa chân ở đó nữa, vì sợ nước bẩn sinh bệnh lở loét. Có lẽ, cũng vì thế mà phiến đá cổ cũng không bị làm phiền.


Vị trí đặt phiến đá cổ ở góc ao chùa làng Bái.

Phiến đá cổ này được đặt trên hai mố gạch chắc chắn. Hai mố gạch này cũng được xây dựng rất kỳ lạ.

Quan sát từ những viên gạch xếp làm “mố cầu”: đó là những viên gạch nhỏ, mỏng chỉ bằng nửa viên gạch bây giờ, nhưng nhẵn nhụi và xinh xắn.

Chúng được xếp chồng lên nhau ở các tư thế đan xen so le, được kết nối bằng một chất kết dính đặc biệt: mật ong trộn với bột giấy và vôi – một chất kết dính mà càng để lâu càng bền, chắc chắn hơn bất cứ loại xi măng, bê-tông cốt thép nào bây giờ.

Vẫn câu chuyện của ông Chủ tịch Hội Nông dân Phạm Văn Tuấn. Thuở thơ ấu bé tý, chính ông đã ngụp lặn không biết bao nhiêu lần ở chiếc ao Rối của làng. Nhiều lần, ông đã thử lặn ra vị trí đặt phiến đá, lần từ dưới “chân móng” của bậu gạch kê phiến đá để đo độ cao của nó, và ánh chừng tới 2 mét, vì đứng thẳng người với một sải tay lên vẫn chưa chạm mặt nước.

Hình dáng, đặc điểm của viên gạch cho thấy, nó giống với những viên gạch được xây trong các ngôi mộ vòm cổ của thời Hán (hơn 1.000 năm trước). Vật đổi sao dời, trải qua biết bao năm tháng, bị ngâm chìm trong nước, thế nhưng những viên gạch này vẫn rắn đanh, không có dấu hiệu bị mục, mủn.

Điều kỳ lạ khác, phần tường gạch kê phiến đá phía bên trái bị gián cách, có một viên đá hình trụ được đặt thẳng đứng và hở một khoảng chừng 5cm so với mặt dưới phiến đá. Nhiều người thắc mắc không hiểu lý do tại sao, bờ tường gạch không được xây liền giống như bờ tường gạch còn lại, và sự có mặt của viên đá hình trụ có mục đích gì?

Vì sự “khó hiểu” này, nhiều người đặt giả thuyết: phiến đá là một vật trấn yểm của làng, nhất là khi trên bề mặt phiến đá có những ký tự được viết thành hàng chạy dọc, như là một thông điệp của người xưa chờ đợi người giải mã!

Kiên Trung (VNN)

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Du khách ngây ngất với Lễ hội đèn lồng hoành tráng chưa từng có ở Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về Thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.

  • Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tu bổ, phục hồi Di tích Đình So, Hà Nội

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

  • Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 151/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

  • Xếp hạng 5 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.

  • Biển người chen chân trong ngày khai mạc Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City

    (Xây dựng) - Vượt qua hàng loạt tác phẩm đến từ các cường quốc đèn lồng châu Á, đèn lồng của các nghệ nhân Hội An (Việt Nam) đã chinh phục các giám khảo quốc tế để trở thành “Đèn lồng đẹp nhất thế giới” tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Sự kiện cũng mở màn cho Lễ hội Xuân xuyên Tết - lớn nhất Việt Nam với những chuỗi ngày hội - ăn chơi - mua sắm - check in “đỉnh nóc kịch trần” tại bờ Đông Hà Nội.

  • Shark Hưng “cực cháy” tại Cen Awards 2024: Cen Up

    (Xây dựng) – Vừa qua, lần đầu tiên Shark Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Cen Group khuấy động không khí tại sự kiện Cen Awards 2024 bằng màn trình diễn tràn đầy năng lượng. Được biết, đây là hoạt động văn hóa thường niên của Cen Group, năm nay sự kiện đặc biệt hơn khi kết hợp ba chương trình: Loyal Soldiers, Cen Awards, Year End Party, tạo nên dấu ấn đậm nét về văn hóa và sức mạnh nội lực của Cen Group.

Xem thêm
  • Ninh Bình: Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 51/UBND – VP6, đồng ý chủ trương triển khai nhiệm vụ Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền (Cố đô Hoa Lư) năm 2025.

    11:46 | 17/01/2025
  • Nhà báo Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc về huyện Lục Nam

    (Xây dựng) - Ngày 15/1, UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Sáng tác ca khúc, logo về huyện Lục Nam”. Tác phẩm “Lục Nam mến thương” của Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba.

    18:06 | 16/01/2025
  • Tiền Giang: Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

    (Xây dựng) - Làng đóng tủ thờ Gò Công (thành phố Gò Công, Tiền Giang) đã hình thành từ hơn trăm năm trước. Sản phẩm tủ thờ Gò Công đã hiện diện trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, đó như một hình ảnh thân quen ở vùng đất nơi đây và trở thành nét văn hóa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt.

    14:35 | 16/01/2025
  • Điện Biên: Tiếp tục phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

    (Xây dựng) – Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo nên những thành tựu phát triển trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ của tỉnh; đạt được nhiều kết quả mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

    09:10 | 16/01/2025
  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

    21:46 | 15/01/2025
  • Hà Nội: Hòa nhạc ánh sáng 2025 – hòa cùng không gian văn hóa đặc biệt Hồ Tây

    (Xây dựng) - Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

    18:12 | 15/01/2025
  • Văn Miếu Bắc Ninh: Biểu tượng truyền thống hiếu học vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Văn Miếu Bắc Ninh là nơi tôn thờ những vị tiên hiền, tiên triết và các danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến. Đây có giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

    17:49 | 15/01/2025
  • Bắc Giang: Khai quật gần 1.300 hiện vật tại chùa Hoành Mô

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới đây tại đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đã phát hiện gần 1.300 di vật, trải dài từ thời Trần cho đến thời Nguyễn.

    18:02 | 14/01/2025
  • Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 “Bóng tình”

    (Xây dựng) – Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề “Bóng tình” với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

    15:44 | 14/01/2025
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

    16:30 | 12/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load