Thứ ba 10/12/2024 21:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lương sếp 300 triệu, DN nhà nước thua lỗ, nợ nần

11:32 | 26/07/2014

Doanh nghiệp công ích “sống” được nhờ tiền ngân sách, thế nhưng lương giám đốc lên tới gần 300 triệu đồng/tháng, trong khi nhiều DNNN khác được kiểm toán vẫn thua lỗ, nợ nần.

Nghịch lý lương sếp vài trăm triệu

Chuyện về những sai sót, bất hợp lý trong việc xây dựng đơn giá, xác định mức lương tốt thiểu và chi lương của một số DN công ích tại TP.HCM và Hà Nội, dẫn tới lương giám đốc lên tới vài trăm triệu đồng trong khi công nhân lương vài ba triệu, đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) dẫn ra trong báo cáo kiểm toán năm 2013, vừa được cơ quan này công bố.

Thông tin về mức lương “khủng” của các sếp DN công ích ở TP.HCM đã được phân tích, mổ xẻ nhiều trên truyền thông; cơ quan quản lý - ở đây là UBND TP.HCM - đã vào cuộc họp bàn, các cán bộ sai phạm cũng đã bị xử lý... Trong báo cáo năm nay, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra cái sai mà lãnh đạo các DN này phạm phải.


Công nhân DNNN vất vả ngoài đường trong khi lương các sếp lên tới 2-3 tỷ/năm (ảnh Đất việt)

Cụ thể, tại TP.HCM, tại 5 DN hoạt động trong lĩnh vực thoát nước đô thị, chiếu sáng công cộng, duy tu giao thông, công viên xây xanh đã xây dựng đơn giá tiền lương của lao động gián tiếp không đúng quy định. Một số DN công tích đã sử dụng quỹ lương của người lao động để chi bổ sung lương cho viên chức quản lý trái phép, trích thêm quỹ lương cho viên chức ngoài quỹ lương được TP phê duyệt, dẫn đến tiền lương của tổng giám đốc rất cao so với các DN 100% vốn khác.

Điển hình như: Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng, lương bình quân của cán bộ quản lý là 160 triệu đồng/người/tháng (chưa kể thưởng), trong đó chủ tịch HĐTV là 205 triệu đồng/tháng, giám đốc công ty 189 triệu đồng/tháng. Tại Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM, lương bình quân của cán bộ quản lý là 111 triệu đồng/người/tháng, trong đó Chủ tịch HĐTV là 217 triệu đồng/tháng, giám đốc lên tới 262 triệu đồng/tháng. Nếu tính một năm, riêng chi phí lương cho các vị này đã lên tới con số khó tưởng, từ 2,6-3,15 tỷ đồng/người.

Vì thế, KTNN đã kiến nghị thu hồi các khoản chi lương, giảm quỹ lương gần 20 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty Thoát nước đô thị phải hoàn trả 11,7 tỷ đồng, Công ty Chiếu sáng công cộng hoàn trả 5,8 tỷ đồng, Công ty Công viên cây xanh 1,8 tỷ... Tất nhiên, các cá nhân từng được nhận lương “khủng” cũng phải bồi hoàn lại cho Nhà nước, nhưng qua đó cho thấy các cá nhân này đã lợi dụng vị thế và kẽ hở của luật pháp để tư túi cho mình số tiền lớn như thế nào, nhất là trong khi công nhân của họ phải phơi mặt ngoài đường, dầm mình trong nước cống.

Còn tại Hà Nội, cả 3 DN công ích được kiểm toán (Công ty Thoát nước, Vườn thú Hà Nội và Công viên cây xanh) tuy lương cán bộ không vượt quá quy định nhưng cũng có sai phạm là chưa xây dựng đơn giá tiền lương.

Công ty con thua lỗ kéo “mẹ” chìm theo

Khoản 20 tỷ sai sót trong việc chi lương cho cán bộ DN chỉ là một phần nhỏ trong số gần 2.870 tỷ đồng mà 32 tập đoàn, 117 tổng công ty được kiểm toán phải nộp lại cho ngân sách - theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Báo cáo của cơ quan này cho thấy, trong số các tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán, tình trạng kinh doanh bết bát, nợ nần, thua lỗ (đặc biệt tại các công ty con) vẫn diễn ra tràn lan.


Đầu tư vào bất động sản, nhiều DN chết chìm (ảnh minh họa)

Nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn tới nợ quá hạn, khó đòi lớn, nợ đọng kéo dài nhiều năm với số tiền lớn chưa thể thu hồi... Cụ thể, nợ quá hạn của Tổng công ty Điện lực dầu khí thuộc PVN là 9.650 tỷ đồng, công ty mẹ là gần 444 tỷ đồng, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 84 tỷ đồng, Vinatex 36,5 tỷ đồng...

Các DNNN cũng quá “tham” khi lập ra nhiều công ty con, công ty liên kết kinh doanh đa ngành nhưng đáng báo động là các công ty con lại làm thua lỗ trầm trọng, có nguy cơ mất vốn, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của các tập đoàn, tổng công ty. Chẳng hạn, cơ quan KTNN dẫn chứng, có 3 trên 10 công ty con thuộc Cienco5 bị âm vốn chủ sở hữu (gần 54 tỷ đồng), Công ty Thực phẩm miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá âm vốn tới 167 tỷ đồng...

Kiểm toán Nhà nước cho hay, cơ quan này đã kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến 31/12/2013 là gần 9.450 tỷ đồng, đạt hơn 65% tổng số kiến nghị.

Năm 2013, KTNN kiến nghị xử lý tài chính hơn 22.800 tỷ đồng, trong đó tăng thu hơn 4.000 tỷ đồng, giám chi 5.000 tỷ đồng, nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.623 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 10.000 tỷ đồng.

Chưa kể, lỗ lũy kế của các công ty còn lớn hơn cả vốn điều lệ/vốn đầu tư của chủ sở hữu, chẳng hạn, công ty THHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn đầu tư 20% vốn điều lệ vào Công ty Quy hoạch và phát triển Nhà Việt Nam - Hàn Quốc, lỗ lũy kết 417 tỷ/vốn điều lệ là 379 tỷ đồng; công ty Tài chính cao su Việt Nam thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam lỗ 1.380/vốn điều lệ 1.088 tỷ; công ty mẹ Lilama góp 85,7% vốn vào công ty CP Tôn mạ màu Việt - Pháp lỗ lũy kế gần 583/69 tỷ đồng vốn điều lệ...

Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty “với tay” sang đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm, dẫn tới giảm hiệu quả đầu tư; một số dự án phải dừng thi công do không có vốn, gây lãng phí vốn đầu tư.

Cụ thể, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn có một số dự án được giao đất từ trước năm 2002, nhưng 10 năm sau tính đến thời điểm kiểm toán, vẫn chưa hoàn thành. Tại Cienco 5, 7/7 dự án kinh doanh BĐS được chọn kiểm toán đều chậm tiến độ; dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đông nam đường Trần Duy Hưng chậm 8 năm, một số dư án của Tổng công ty Cảng Hàng không được giao đất từ những năm 2005, 2007, 2008, 2009 đến nay vẫn án binh bất động. Dự án nhiên liệu sinh học ethanol do PVN đầu tư gặp khó về tài chính, đến thời điểm kiểm toán chậm 24-27 tháng, nguy cơ xảy ra tủi ro, thiệt hại về kinh tế - xã hội là rất lớn.

Theo Ngọc Hà/vietnamnet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - Bước vào ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét, đánh giá và quyết định thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

  • Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

    (Xây dựng) – Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt tối thiểu 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 57.330 tỷ đồng.

  • Vĩnh Phúc: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 30.468 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán

    (Xây dựng) – Ngày 10/12, dưới sự chủ tọa của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến và Phạm Quang Nguyên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80-90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

  • Bí quyết nào tạo nên sức hút FDI mạnh mẽ cho Bắc Ninh

    (Xây dựng) - Trong 11 tháng qua, Bắc Ninh đã khẳng định vị thế "thỏi nam châm" thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi dẫn đầu cả nước với tổng vốn đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đây là số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load