Thứ sáu 29/03/2024 17:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Lựa chọn công nghệ nào trong xử rác thải tại Việt Nam

21:24 | 29/05/2020

(Xây dựng) - Ngày 29/5 tại Đà Nẵng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cùng với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tọa đàm “Ô nhiễm rác thải và các giải pháp phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam”.

lua chon cong nghe nao trong xu rac thai tai viet nam
Quang cảnh tọa đàm.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải ra 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó, 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, 70% chôn lấp trực tiếp. Tuy nhiên, do tỷ lệ chôn lấp đang gây nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng như tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Lượng chất thải rắn phát sinh trong cả nước tăng trung bình khoảng 12 %/năm. Trên cả nước chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 61.000 tấn/ngày trong đó phát sinh tại các đô thị khoảng hơn 37.000 tấn/ngày, nông thôn 24.000 tấn/ngày. Toàn quốc hiện có khoảng 1.230 cơ sở xử lý chất thải rắn, trong đó 860 bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung, 330 cơ sở đốt chất thải rắn, 37 cơ sở ủ phân hữu cơ, còn lại là kết hợp. Khối lượng chất thải được tái chế, tái sử dụng rất thấp, không được phân loại tại nguồn, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp.

Theo TS. Mai Huy Tân thì thực tế hiện nay lượng rác trôi nổi không qua xử lý ô nhiễm nặng không kiểm soát, hoặc được chôn lấp nhưng vẫn còn ô nhiễm môi trường. Chúng ta xử lý như thế nào mà không phải chôn lấp, đó là vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay.

Một số giải pháp xử lý rác thải không qua chôn lấp hiện nay đang được sử dụng như công nghệ xử lý rác thải không chôn lấp của Nhật, công nghệ xử lý rác thải không chôn lấp của Việt Nam bằng lò đốt rác hay xử lý rác thải theo công nghệ Plasma, công nghệ xử lý rác thải không chôn lấp của Trung Quốc... Tuy nhiên, thực trạng các dự án điện rác tại Việt Nam chưa phát triển và chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Vấn đề giải quyết rác thải hiện nay đang là một trong những vấn đề khó tại Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến khích các địa phương đủ điều kiện chuyển sang đốt rác phát điện. Nhưng thực tế tại Việt Nam, hiện có nhiều dự án điện rác ở khắp các địa bàn tỉnh thành nhưng phần lớn không mang lại hiệu quả.

Ông Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam chia sẻ: Các dự án điện rác chưa được phát triển thành công ở Việt Nam do công nghệ quá mới nên chưa có địa phương nào dám đi đầu áp dụng. Dù công nghệ tốt nhưng chưa có tiêu chí đánh giá, chưa được Trung ương hướng dẫn nên các địa phương khước từ không sử dụng mà lựa chọn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu.

Để giải quyết những vướng mắc hiện nay, ông Nguyễn Tiến Quang - Giám đốc VCCI chi nhánh Đà Nẵng cho rằng: Với tọa đàm này, các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành sẽ đưa ra được những giải pháp, giảm thiểu thủ tục hành chính, công khai minh bạch trong việc áp dụng cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp ngành điện rác tại Việt Nam có cơ hội làm xanh và trong sạch môi trường từ rác thải và tái sinh nguồn điện năng dồi dào phát triển đất nước.

Ngọc Long

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load