Thứ sáu 26/04/2024 05:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

TT - Huế:

Lốp xe “đầu độc” đầm Lập An

18:44 | 14/05/2014

(Xây dựng) - Hàng vạn chiếc lốp xe đã qua sử dụng được người dân ngâm nhiều năm liền dưới đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, TT - Huế) để nuôi hàu gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, bóc mùi hôi thối khó chịu.


Đầm Lập An ngổn ngang vỏ hàu, lốp xe và cọc gỗ bóc mùi hôi thối khó chịu.

Nhiều du khách đến đầm Lập An, một phần trong vịnh Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô) không khỏi thất vọng bởi sự nhếch nhác và mùi hôi thối bốc lên khó chịu.

Trong khi, ngày 24-25/5 tới, UBND huyện Phú Lộc sẽ tổ chức Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” nhằm kỷ niệm 5 năm vịnh Lăng Cô được CLB vịnh biển đẹp nhất thế giới (Wordbays Club) bầu chọn và vinh danh là Vịnh biển đẹp thế giới.

Môi trường bị hủy hoại

Hàng chục năm qua, người dân thị trấn Lăng Cô đã tận dụng hệ sinh thái đầm Lập An để đầu tư nuôi hàu tự phát. Ban đầu, chủ yếu dùng cọc tre, gỗ cắm xuống mặt nước cho hàu bám vào, cách khai thác này làm cọc nhanh hư hỏng.

Gần đây, người dân “phát hiện” lốp xe ôtô hàu không ăn được và tồn tại trên 15 năm, nên đổ xô đi mua lốp xe cũ để khai thác hàu. Chạy dọc theo đường Tố Tâm nhìn ra đầm Lập An chỉ thấy cọc tre, cọc gỗ cắm chằng chịt làm mất mỹ quan, cản trở tàu thuyền đi lại, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch…

Ông Hoàng Hùng – thôn Loan Lý cho biết, nghề nuôi hàu rất đơn giản, đầu tư ít vốn, chỉ cắm cọc tre, cọc gỗ kèm lốp xe ôtô vào thả dười đầm trong một thời gian ngắn đã thu hoạch.

Ở khu vực này có 5 hộ dân nuôi trên 10 nghìn lốp xe, còn lại từ một nghìn, đến vài nghìn cái lốp. “Nhiều năm tham gia nuôi hàu, đánh bắt thủy sản trên đầm sụt giảm. Nguyên nhân có thể ngâm lốp xe lâu ngày gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các loài thuỷ hải sản sống ở đầm Lập An, cũng như cảnh quan của vịnh Lăng Cô.

Nhưng vì thấy hộ này nuôi có lợi nhuận cao, các hộ khác cũng làm theo. Trong khi địa phương chưa vào cuộc ngăn cấm, dẫn đến làm mất cảnh quan, ảnh hưởng đến giao thông thủy nội vùng”, Hoàng Hùng nói.

Một nghiên cứu của Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ sinh học (Đại học Huế) mới đây cho thấy, việc ngâm lốp xe cao su đã qua sử dụng lâu ngày trong nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; khí độc, độ đục của nước cũng tăng lên và gây suy thoái thủy vực.

Chậm quy hoạch

Tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước ở đầm Lập An đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo từ lâu. Huyện Phú Lộc đã có phương án quy hoạch sắp xếp, di dời các hộ dân trên đầm Lập An, nhưng chủ trương trên đến nay vẫn chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí?!

Ông Trần Văn Giảng, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô cho biết, địa phương đã có phương án quy hoạch, sắp xếp lại việc nuôi hàu trên đầm Lập An, theo hướng bền vững, đảm bảo cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, việc hỗ trợ, bồi thường, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Mục tiêu quy hoạch là đóng cọc, khoanh vùng nuôi hàu trên đầm đảm bảo tính khoa học, tạo môi trường thông thoáng và mang lại hiệu quả cho người nuôi.

Thực hiện đăng ký nhu cầu và tiến hành sắp xếp lại cọc nuôi hàu, chấm dứt tình trạng tự do phát triển. Tháo dỡ, sắp xếp trên đầm Lập An phân thành nhóm để sản xuất, bảo đảm luồng lạch đi lại cho tàu thuyền ra vào bờ, không bố trí vùng có khe suối nước ngọt, nước thải và các vùng trao đổi nước kém có năng suất sản lượng thấp.


Người dân “phát hiện” lốp xe ôtô hàu không ăn được và tồn tại trên 15 năm, nên đổ xô đi mua lốp xe cũ để khai thác hàu.

Đại diện Phòng TN&MT huyện Phú Lộc cho biết, cho đến nay vẫn chưa có đánh giá cụ thể nào về tác động của việc sử dụng lốp xe nuôi hàu ở đầm Lập An ảnh hưởng đến môi trường nước. Tuy nhiên, chúng thôi đã có văn bản gửi Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh nhằm có biện pháp kiểm tra, xử lý.

Qua thống kê của UBND huyện Phú Lộc, trên đầm Lập An có trên 244 hộ nuôi hàu, với 142.440 cọc tre, gỗ và hơn 1.007.150 lốp xe chiếm khoảng 239ha mặt nước. Ngoài ra, các loại đáy rớ, ngư lưới cụ đang nuôi trồng đánh bắt trên đầm. Dự kiến kính phí có quy hoạch, xắp xếp lại khoảng 1.278 triệu đồng.

 

Thanh Ngân – Hữu Phong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load