Chủ nhật 06/10/2024 05:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

“Lợi thế sân nhà” của các khách sạn Việt

06:00 | 08/02/2016

(Xây dựng) - Trong khi các tập đoàn lớn đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, thì một số tập đoàn khách sạn trong nước đã nhanh chân “đổ bộ” về các thành phố vệ tinh đầu tư để tránh “va chạm” với các “ông lớn” và kết quả họ đã thắng lớn.

Cách đây khoảng chục năm giới kinh doanh du lịch trong nước ở hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM chứng kiến hàng loạt sự xuất hiện của các tập đoàn khách sạn lớn đến Việt Nam như Acor, Sofitel, Sheraton, Marriott với một dàn khách sạn năm sao đẳng cấp.

Chính sự xuất hiện của các “ông lớn” với cách đầu tư quá bài bản chuyên nghiệp, khiến các nhà đầu tư khách sạn của Việt Nam phải một phen nao núng. Kết quả, các ông lớn này đã hút trọn vẹn hàng loạt các đoàn khách cao cấp từ các đoàn khách quốc tế về Việt Nam. Ngay cả những sự kiện hay các cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế có tầm cỡ được tổ chức ở Việt Nam cũng không thoát khỏi “tầm ngắm” của những gã khổng lồ này.

Trong khi bị các ông lớn “thao túng” chiếm lĩnh thị trường các ông chủ đầu tư trong lĩnh vực lưu trú này tại Việt Nam chỉ còn cách sử dụng chiến lược “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ” đó là việc nhắm vào thị trường nội địa. Trong số đó một số tồn tại được nhờ lượng khách truyền thống “ngành dọc” mang lại, số còn lại phải vất vả lắm mới trụ được trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai trung tâm đô thị lớn này.

Trong bối cảnh các tập đoàn lớn đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, thì một số tập đoàn khách sạn trong nước đã nhanh chân “đổ bộ” về các TP vệ tinh đầu tư để tránh “va chạm” với các “ông lớn”. Đơn cử trong vài năm trở lại đây giới kinh doanh du lịch đã chứng kiến sự xuất hiện ngoạn mục của các khách sạn cao cấp 4 và 5 sao mọc lên liên tiếp của tập đoàn khách sạn Mường Thanh.

Theo họ, chính vì việc nhiều doanh nghiệp thường chọn lựa những TP lớn, những khu du lịch lâu đời mà bỏ ngỏ những TP đô thị đang phát triển mạnh mẽ và đây là mảnh đất “màu mỡ” để  nhà đầu tư “thỏa sức vẫy vùng”.

Và kết quả không nằm ngoài mong đợi. Đơn cử như trong 3 năm vừa qua, Tập đoàn Mường Thanh đã nhanh chóng tập trung đầu tư vào những TP như Bắc Giang, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… cung cấp những dịch vụ để phù hợp với các TP đó như Hội thảo, hội nghị, tiệc… Nhờ đó, Mường Thanh đã gần như chiếm lĩnh được thị trường những TP này. Và trước đó tại Quảng Ninh, hệ thống khách sạn Mường Thanh Hạ Long, Mường Thanh Quảng Ninh cũng tạo được dấu ấn khá mạnh mẽ ở TP du lịch biển này.

Bà Lê Thị Hoàng Yến - con gái đại gia Lê Thanh Thản hiện giữ chức Tổng giám đốc chuỗi khách sạn Mường Thanh chia sẻ: “Chiến lược phát triển của Mường Thanh là mở rộng sự có mặt của Mường Thanh trên tất cả các vùng miền của cả nước và từng bước vươn ra nước ngoài. Tính đến thời điểm này có 35 khách sạn hoạt động trên 22 tỉnh thành và dự kiến khách sạn Mường Thanh Viêng Chăn tại Lào sẽ khai trương vào đầu năm 2016.

Có thể nói, hiện nay, Mường Thanh là chuỗi khách sạn nội địa cao cấp hàng đầu Việt Nam, được chứng nhận là “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam” với hơn 50 khách sạn và dự án khách sạn trải dài  trên khắp Việt Nam. Mỗi năm đều có những khách sạn mới ra đời không chỉ ở các địa điểm du lịch nổi tiếng và cả những địa phương khác. Nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước .

Trong khi hầu hết các nhà quản lý khách sạn tại Việt Nam cho rằng thị trường quan trọng nhất vẫn là thương nhân đến TP dự hội nghị, hội thảo và họ tập trung khá mạnh vào mảng này. Tuy nhiên, cũng có một số lập luận rằng điều này đúng nhưng chưa đủ đối với Việt Nam - đất nước có nhiều cảnh quan thiên nhiên trải dài khắp các tỉnh. Do vậy việc đầu tư vào các tỉnh, TP có tiềm năng du lịch đang mở ra xu hướng cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Một ví dụ đó là cho đến thời điểm này, sau những năm miệt mài đầu tư cho các khách sạn cao cấp tại các địa phương, Tập đoàn Mường Thành với  hơn 6.000 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 20% tỷ lệ phòng nghỉ của Việt Nam. Tập đoàn này đã đón tiếp hơn 800.000 lượt khách trong đó hơn 300.000 lượt khách nước ngoài.

Với những gì đang diễn ra tại thị trường khách sạn Việt Nam hiện nay, một số chuyên gia nhận định chất lượng của các khách sạn và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể trong vài năm trở lại đây. Đây là nguyên nhân và sẽ tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến một thị trường du lịch ổn định và bền vững hơn. Tình hình kinh doanh khách sạn dự kiến sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Ninh Toàn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

    (Xây dựng) - Sau khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, sáng 5/10, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội bất động sản, Hội Môi giới bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón 6.400 căn hộ mới vào quý cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Theo báo cáo thị trường mới công bố của Savills Việt Nam ghi nhận trong quý III/2024, nguồn cung căn hộ sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.871 căn. Trong đó, phân khúc hạng B chiếm đa số nguồn cung với 60% thị phần, theo sau là hạng C với 38% và hạng A là 2% thị phần. Nguồn cung này tập trung chủ yếu ở khu Đông (thành phố Thủ Đức) và khu Tây (quận 6, Bình Tân).

  • Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: Hạ khung giá thuê nhà ở xã hội xuống mức thấp nhất

    Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đề nghị nới rộng khung giá thuê nhà ở xã hội, hạ thấp nhất theo quy định của pháp luật để thu hút nhà đầu tư, có lợi cho người lao động về địa phương làm việc.

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

  • Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình giá bất động sản

    (Xây dựng) – Nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ “thổi giá”, làm nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 14201/UBND-CN tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

  • Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Tập trung giải phóng mặt bằng dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông

    (Xây dựng) – Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang tập trung, tuyên truyền vận động người dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế. Đến nay, còn 2 hộ gia đình cá nhân không đồng ý với lý do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load