Thứ hai 16/09/2024 09:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lỗ hổng quản lý giá xây dựng

22:41 | 24/04/2014

Rất nhiều dự án bị đội giá nhưng không ai phê bình, chỉ ra cái sai nên cứ tiếp tục thực hiện, càng lúc quy mô đội giá càng lớn và tính chất càng phức tạp

Thông tin dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông thực hiện theo dạng hợp đồng EPC (tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng) giữa Tổng cục Đường sắt Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc bị đội vốn từ 552,86 triệu USD lên 891 triệu USD làm dư luận bức xúc trong nhiều ngày qua. Chuyện đội vốn trong những dự án hạ tầng giao thông đang ngày càng quá sức chịu đựng của người dân.


Dự án đường sắt đô thị Hà Nội bị đội giá thêm 339 triệu USD Ảnh: Thế Kha

Không khéo sẽ thành thuốc độc

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)đã đưa ra 9 nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư dự án: Thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng lên 3 tầng (25%), xử lý nền yếu (4%), bổ sung đường tránh Quốc lộ 6 (0,5%); điều chỉnh vật liệu vỏ tàu (1%); chi phí ăn, ở, đi lại, đào tạo chuyển giao công nghệ (1%); thay đổi phương án thi công dầm (3%); giải phóng mặt bằng (GPMB) và di dời hạ tầng kỹ thuật (26%); bổ sung một số hạng mục bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn (12%) và nguyên nhân cuối là  biến động giá cũng như sai sót khối lượng đơn giá (28%). Riêng tăng cho gói thầu EPC là 250 triệu USD (chiếm 74% của tổng giá trị tăng).

Phân tích lý do đội giá thì chủ đầu tư giải thích do công tác GPMB chậm, do trượt giá, do kinh nghiệm và năng lực quản lý hợp đồng EPC cả A và B đều không có, do tư vấn lập dự án và thiết kế cơ sở (TEDI) không có kinh nghiệm. Bộ GTVT lấy ý kiến Bộ Xây dựng và các bộ liên quan tiếp tục trình Thủ tướng, Thủ tướng giao trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh cho Bộ GTVT. Chúng ta đang thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhưng hình như chưa đúng bản chất sự việc gây lãng phí đang xảy ra.

Hợp đồng EPC là một hình thức quản lý mới trong đầu tư xây dựng, rộ lên trên thế giới từ những năm 2000 và Việt Nam là một trong những nước tiếp cận khá sớm với nhiều dự án quy mô lớn về hạ tầng và công nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì hợp đồng EPC cũng có những khuyết điểm “chết người”. Vì thế, các nước khi hợp đồng EPC đều có lời khuyên phải nắm chắc phạm vi dự án, phải có chủ đầu tư và đặc biệt các nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực thực hiện hợp đồng, các quy định nhà nước  hoặc của các bên tham gia thật cụ thể về quy trình quản lý dự án, hồ sơ thiết kế, giá hợp đồng, quản lý thầu phụ... Nếu không bảo đảm một trong các yêu cầu trên thì hình thức hợp đồng EPC chỉ là “thuốc độc” chứ không phải phép tiên như bao lâu nay chúng ta lầm tưởng.

Thiếu trách nhiệm, ăn theo

Nhìn lại các hợp đồng EPC tại Việt Nam, tuy chúng ta chưa có nhiều quy định hướng dẫn cụ thể của nhà nước về hình thức này nhưng đã có nhiều dự án thành công, đặc biệt là đối với những nhà thầu Tây Âu vì họ dựa vào các điều kiện hợp đồng FIDIC và rất rõ ràng. Còn lại rất nhiều dự án khác luôn bị đội giá và nhà thầu với đủ lý do để biện minh cho mình.

Bài toán GPMB ở Việt Nam là bài toán muôn thuở đang chờ đáp án. Làm dự án đầu tư mà không tính đến rủi ro về vấn đề này thì quả thật khó hiểu. Hãy xem lại điều 72 quy định điều kiện khởi công của Luật Xây dựng và ai bất chấp luật, gây hậu quả nghiêm trọng thì phải có trách nhiệm bồi thường. Đã không chịu trách nhiệm mà còn đưa ra hàng loạt chi phí phát sinh ăn theo thì thật là quá đáng.

Bài toán trượt giá do nhà nước tăng giá vật liệu và lương cơ bản theo luật định chỉ áp dụng chủ yếu cho các gói thầu trong nước, khi hệ thống quản lý giá xây dựng ở Việt Nam vẫn còn nặng tính bao cấp. Lý do hiện nay quản lý giá xây dựng được dựa vào hệ thống định mức đơn giá nhà nước công bố ban hành, vừa không chính xác vừa không đầy đủ, đặc biệt khi áp dụng cho những công nghệ mới. Chúng ta không nên vừa theo thông lệ quốc tế nửa vời vừa vận dụng lỗ hổng về quản lý giá xây dựng của Việt Nam.

Phải quy trách nhiệm cá nhân

Trước dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cũng có nhiều dự án đội giá làm theo cách này nhưng không ai phê bình, chỉ ra cái sai nên cứ tiếp tục thực hiện, càng lúc quy mô đội giá càng lớn và tính chất càng phức tạp. Cứ theo trình tự thủ tục, chủ đầu tư trình bộ, bộ xin ý kiến các bộ khác và trình Thủ tướng. Thủ tướng ủy quyền lại cho các bộ và bộ chuyên ngành cứ duyệt theo văn bản của Viện Kinh tế, Bộ Xây dựng và Kiểm toán Nhà nước là yên tâm đúng quy định.

Đã đến lúc nhìn lại lỗ hổng trong quản lý giá xây dựng, trong quản lý hợp đồng xây dựng, đặc biệt là các hình thức hợp đồng mới như EPC, BOT, PPP… Cũng nên quy trách nhiệm những cá nhân làm thiệt hại, lãng phí tài sản xã hội quá lớn, dù vốn đầu tư dự án là vốn vay. Có ai vay mà không trả.

 

Theo Nguoilaodong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tài chính xanh cho phát triển bền vững

    Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam cần xây dựng và triển khai toàn diện các định hướng, giải pháp tài chính xanh để đổi mới mô hình tăng trưởng.

  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load