Thứ tư 18/09/2024 21:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lễ “nhập môn” của cô dâu Trung Hoa cổ đại

15:46 | 06/04/2014

(Xây dựng)- Tất cả những phong tục “nhập môn” của cô dâu mới đều thể hiện niềm hy vọng của người Trung Hoa xưa về một tổ ấm thuận hòa, hạnh phúc!


Cô dâu sẽ phải trải qua nhiều “thủ tục” để xin phép thần cửa.

Nói đến văn hóa tín ngưỡng của người Trung Hoa, họ rất coi trọng phong thủy, coi trọng “nhà cửa”. Họ cho rằng mỗi vị trí trong ngôi nhà đều có một vị thần canh giữ: Giường có thần giường, đèn có thần đèn, bếp có thần bếp…Cửa cũng có thần cửa, thần cửa sẽ canh giữ, bảo vệ ngôi nhà khỏi sự xâm phạm của người lạ. Chính vì thế, cô dâu khi về nhà chồng, muốn “nhập gia” sẽ phải trải qua nhiều “thủ tục” để xin phép thần cửa!

Điều kiêng kị nhất của cô dâu mới đó là giẫm lên ngưỡng cửa. Ngưỡng cửa, hay còn gọi là “Môn hạn”, là ranh giới của một ngôi nhà. Thông thường khách đến nhà chơi cũng rất kiêng kị việc giẫm chân lên ngưỡng cửa. Nếu như cô dâu mới vô tình giẫm phải ngưỡng cửa, đây quả là điềm xấu, cô dâu sẽ mang theo xui xẻo, thậm chí là sát khí đến nhà chồng! Người Trung Quốc có câu “Khoa đắc quá, hoạt bách nhị tuế” (Bước được qua ngưỡng cửa, thọ đến một trăm linh hai tuổi) để nhắc nhở những cô dâu mới về điều kiêng kị này.


Người xưa kiêng kị giẫm lên ngưỡng cửa.

Tuy nhiên thực tế, cũng có những người phụ nữ cá tính mạnh mẽ, không tuân phép tắc, khi “nhập môn” cố ý giẫm chân lên ngưỡng cửa. Họ cho rằng làm như vậy sau này sẽ không phải sống cuộc sống dựa dẫm, khép nép trong gia đình nhà chồng!

Sử sách có viết, vào đời Tống, để tránh việc cô dâu giẫm lên ngưỡng cửa, cô dâu có thể ngồi trên yên ngựa, hay ngồi trong kiệu qua khiêng qua cửa. Phong tục này nhằm cầu mong sự “bình an”!


Cô dâu có thể ngồi trong kiệu hoa để khiêng qua cửa.

Dân tộc Đồng ở Trung Quốc lại có những “thủ tục nhập môn” kỳ lạ. Họ thường tổ chức đám cưới vào nửa đêm. Phù dâu sẽ dắt cô dâu qua cửa, nhưng gia đình chú rể phải nấp sau cánh cửa, tuyệt đối không được nhìn trộm, để tránh sau này gia đình xảy ra bất hòa. Sau khi cô dâu bước qua cửa, một người phụ nữ lớn tuổi trong gia tộc sẽ mang một chiếc xô nhỏ đựng nước, vốn là biểu tượng cho sự lao động, giao lại cho cô dâu. Lúc này cô dâu phải xách xô nước tiến vào trong lễ đường, đặt xô nước sang bên trái phòng, rồi ngồi dựa lưng vào chiếc cột lớn nhất trong phòng. Đợi khi người phù dâu cũng bước qua cửa, cô dâu mới được đứng lên, đi lại một cách thoải mái!

Ở một số dân tộc ít người lại có tục “cướp dâu”, tức là bạn bè cô dâu sẽ “cướp” cô dâu khỏi nhà chồng. Chú rể phải mang lễ vật đến để “chuộc” lại vợ. Cô dâu sau khi được “chuộc” về, kiêng kị đi thẳng vào nhà chồng, mà phải đi lại vài vòng quanh một đống lửa đốt ngoài sân trước khi tiến vào nhà. Điều này được cho rằng sẽ xua đi xui xẻo và tà khí!

Tất cả những phong tục “nhập môn” này của cô dâu mới đều thể hiện niềm hy vọng của người Trung Hoa xưa về một tổ ấm mới thuận hòa, hạnh phúc!

Đoan Trang (tổng hợp)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load