Thứ tư 09/10/2024 07:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lập hồ sơ non thiêng Yên Tử đệ trình UNESCO

09:45 | 15/03/2013

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất về việc lập hồ sơ Quần thể di sản văn hóa và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) đệ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Bộ Văn hóa, - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ban hành Văn bản số 555/BVHTTDL-DSVH báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đề cử việc lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Quần thể di sản văn hóa và danh thắng Yên Tử là Di sản Thế giới.


Mỗi năm có hàng triệu du khách hành hương về non thiêng Yên Tử.

Trước đó, xét đề nghị của tỉnh Quảng Ninh, Bộ VHTT&DL đã tổ chức buổi họp với sự tham gia của đại diện: Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao), Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), một số nhà khoa học, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh để cùng thảo luận và thống nhất việc lập hồ sơ về Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đệ trình UNESCO.


Vẻ đẹp huyền ảo trên đỉnh non thiêng Yên Tử.

Quần thể di sản Văn hóa và Danh thắng Yên Tử có tổng diện tích khoảng trên 20.000 ha thuộc địa bàn thành phố Uông Bí và huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Quần thể di sản này bao gồm 2 cụm di tích chính là: Khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử  và Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Trước đó, ngày 18/2 di tích này đã vinh dự đón nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt.

Theo Dantri

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load