Thứ sáu 29/03/2024 15:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Lần đầu thay thế cáp dầu bằng cáp khô trong nhà máy thủy điện tại VN

14:34 | 17/06/2021

Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN đã huy động lực lượng tinh nhuệ nhất nghiên cứu tìm hiểu và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, chuyên gia để thi công.

lan dau thay the cap dau bang cap kho trong nha may thuy dien tai vn
Tiến hành thay thế cáp dầu bằng cáp khô tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. (Nguồn: evn.com.vn)

Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) cho biết đơn vị vừa cùng Công ty Thủy điện Hòa Bình và các đơn vị liên quan hòa lưới điện quốc gia tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình sau thời gian dừng máy để thực hiện các hạng mục thay thế cáp dầu bằng cáp khô và trung tu tổ máy.

Đây là lần đầu tiên triển khai thay thế cáp dầu bằng cáp khô trong nhà máy thủy điện tại Việt Nam nên Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN đã huy động lực lượng tinh nhuệ nhất nghiên cứu tìm hiểu và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, chuyên gia để thi công.

Đến nay, sau thời gian thi công gắp rút, khẩn trương, tiến độ của dự án đã hoàn thành.

Ông Nguyễn Đăng Hà, Phó Giám đốc EVNPSC, cho biết các tổ máy của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được vào vận hành trên 30 năm, hệ thống cáp dầu 220kV phục vụ truyền tải công suất phát của tổ máy từ máy biến áp tăng áp đến trạm chuyển tiếp 220kV đã bắt đầu già cỗi.

Các ghi nhận trong vận hành cho thấy, dầu cách điện cáp đã lẫn tạp chất gây nguy cơ sự cố cáp ngày càng cao. Do đó, việc thay thế hệ thống cáp dầu 220 kV nêu trên nhằm đảm bảo cho nhà máy làm việc liên tục; an toàn cho người vận hành và nhà máy.

Ông Nguyễn Đăng Hà cho biết cáp dầu được đưa vào vận hành từ năm 1988 từ khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đến nay, công nghệ này đã cũ, lạc hậu.

Thay thế cáp khô là công nghệ mới. Cáp khô có ưu điểm ưu điểm nhỏ gọn, vận hành sẽ tốt hơn, đơn giản hơn, chất lượng cao hơn, tuổi thọ cao hơn và chịu được môi trường tự nhiên ở nhiệt độ cao hơn so với cáp dầu.

Việc hoàn thành thay cáp dầu bằng cáp khô tổ máy 1 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình khẳng định được bước phát triển của EVNPSC trong việc làm chủ công nghệ, nâng cao tay nghề đội ngũ kỹ sư, công nhân để có thể thi công tại nhiều nhà máy thủy điện khác để nâng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Ông Phạm Văn Điển, Trưởng bộ phân EVNPSC tại Hòa Bình, cho biết thi công tuyến cáp khô là công việc mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt là thay thể sửa chữa sẽ khó khăn hơn nhiều so với thi công mới.

Chính vì vậy từ khi EVNPSC được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ, các kỹ sư EVNPSC tại Hòa Bình đã nghiên cứu và tìm tòi học hỏi từ thực tế và tìm hiểu tài liệu để từng bước làm chủ động công nghệ.

Chia sẻ thêm về những khó khăn, ông Phạm Văn Điển cũng cho biết thêm, các tuyến cáp thi công nằm trong tuyến kỹ thuật của nhà máy.

Việc thi công xây dựng công trình nằm hoàn toàn trong phạm vi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình nên cách thức triển khai và điều kiện thi công rất khó khăn khi các thiết bị, tổ máy khác đang vận hành, mang điện.

Cùng với đó việc vận chuyển thiết bị với tổng khối lượng trên 100 tấn đều phải dùng thủ công. Đặc biệt thi công trong hầm với nhiệt độ rất nóng, trung bình lên tới trên 40 độ C, có thời điểm lên đến gần 50 độ C khi nhiệt độ ngoài trời lên cao và phát điện cao các tổ máy.

“Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay việc thi công đã hoàn thành đánh dấu bước phát triển và làm chủ công nghệ trong kéo cáp khô của nhà máy thủy điện tại Việt Nam,” ông Phạm Văn Điển cho biết.

Ông Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, đánh giá cao nỗ lực của EVNPSC trong thời gian qua khi đã thi công 3 ca liên tục trong nhiều ngày, cùng với đó phối hợp chặt chẽ với công ty, các chuyên gia đảm bảo tiến độ của công trình.

Việc hoàn thành thay cáp để đưa tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào vận hành thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng cho hệ thống điện khi nắng nóng đang diễn ra tại các tỉnh phía Bắc, phụ tải đỉnh liên tục lập kỷ lục mới.

Cùng với đó, việc hoàn thành cũng giúp nhà máy vận hành hiệu quả, kinh tế trước mùa mưa lũ năm nay để tránh xả thừa khi có lũ lớn./.

Theo Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load