Thứ bảy 20/04/2024 12:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Làm phố đi bộ kiểu 'chấm phá' ở TP.HCM sẽ không hiệu quả

10:47 | 08/12/2020

Tôn trọng ý tưởng của các địa phương trong việc đề xuất hình thành phố đi bộ, tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng nếu làm không khéo có thể sẽ "biến tướng".

Bên lề kỳ họp HĐND TP.HCM khóa IX lần thứ 23, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chia sẻ với Zing quan điểm về đề xuất mở phố đi bộ của quận 3 nói riêng và việc quy hoạch phố đi bộ nói chung của thành phố.

Ông Hoan cho rằng đây là ý tưởng tốt nhưng cần phải có cái nhìn tổng thể, không thể làm manh mún, giống như phong trào.

"Làm phố đi bộ không khéo lại thành lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ủng hộ nhưng phải có cân nhắc về mặt chuyên môn", vị phó chủ tịch đánh giá.

Quận 3 có vị trí đẹp nhưng nhiều nơi cũng vậy

Ông Hoan tán thành rằng quận 3 có vị trí đẹp để làm phố đi bộ khi ở gần nhiều địa danh nổi tiếng như Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập... Tuy nhiên, ông cho rằng không chỉ quận 3 mà nhiều nơi khác cũng có vị trí đẹp, ví dụ như khu vực Phú Mỹ Hưng ở quận 7.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết ông không phản đối đề xuất mở thêm phố đi bộ nhưng cần phải có cái nhìn tổng thể chung, có đề án liên kết giữa các địa phương. Quận làm nhưng sở, ngành phải phối hợp. Trong quy hoạch, thành phố cũng đã có ý tưởng thành lập một khu phố đi bộ nội đô với không gian lớn và có tính liên kết cao.

"Mình chấm phá những nét như vậy sẽ không hiệu quả. Khi có chủ trương, quyết định và sự phối hợp của các cấp chính quyền thì sẽ có mỹ quan hơn, đẳng cấp hơn", ông Hoan tái khẳng định cách làm nhỏ lẻ, manh mún sẽ không mang lại hiệu quả.

lam pho di bo kieu cham pha o tphcm se khong hieu qua
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan. Ảnh: Quang Huy.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM phân tích rằng mỗi địa phương có thể tìm thêm một nét độc đáo để phát triển, ví dụ như phố đi bộ. Thế nhưng, nếu làm không khéo, quản lý không tốt thì lại thành lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, buôn bán tràn lan, khó quản lý.

"Những chợ dạng phố đi bộ thì cần nhưng phải hết sức kỹ lưỡng, cân nhắc. Nếu không, nó sẽ thành biến tướng. Phải có đề án, phương án tổ chức, quản lý, bảo vệ, phải có nét riêng, nét độc đáo".

Ông Hoan cho biết thành phố đang chủ yếu tập trung quy hoạch khu nội đô (quận 1, quận 3) thành phố đi bộ, trong đó, trọng tâm vẫn là quận 1. Cụ thể là các tuyến đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi và dần dần mở rộng ra xung quanh. Khu phố trung tâm này có nhiều loại hình tham quan, du lịch như bảo tàng, Dinh Độc Lập, công viên, sân chơi, bãi cỏ, du thuyền, trung tâm thương mại...

Lãnh đạo thành phố cho rằng việc hình thành phố đi bộ không thể chỉ nhìn ở góc độ giao thông, quy hoạch mà cần phải có góc độ văn hóa. Nếu làm linh tinh, không có kế hoạch, chủ đề thì sẽ rất nguy hiểm.

"Tôn trọng ý tưởng, sáng kiến, sáng tạo nhưng cũng cần lưu ý mỗi địa phương có lựa chọn nhưng lựa chọn phải hết sức cẩn trọng. Nếu đã lựa chọn thì phải có đề án, có phương án tổ chức, quản lý thật tốt, đảm bảo tất cả các điều kiện của phố đi bộ như vệ sinh an toàn thực phẩm, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự…", ông Hoan nhận định.

Nói về đề xuất hình thành phố đi bộ của quận 3, ông Hoan cho biết sau khi đơn vị này làm thí điểm một thời gian, thành phố sẽ xem xét, đánh giá cụ thể.

Hạn chế của phố đi bộ Bùi Viện, Nguyễn Huệ

Ởgóc độ quy hoạch các tuyến phố đi bộ tại TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, cho biết tổ chức không gian đi bộ là một trong những giải pháp và chiến lược về mặt quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển đô thị theo hướng bền vững, thân thiện và đáng sống. Định hướng này cũng bám sát mục tiêu Chương trình đột phá về chỉnh trang và phát triển đô thị được Đảng bộ Thành phố đề ra tại Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X.

Tuy nhiên, ông Nhã nhận định các dự án phố đi bộ từng triển khai trên thực tế đã đặt ra cho công tác quản lý, chỉnh trang không gian công cộng của trung tâm thành phố một số vấn đề. Cụ thể là cần hoàn thiện tính hữu dụng, sự hợp lý trong phân khu chức năng và khả năng kết nối mở rộng.

lam pho di bo kieu cham pha o tphcm se khong hieu qua
Phố đi bộ Bùi Viện đang bộc lộ nhiều hạn chế. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo ông Nhã, qua quá trình triển khai, đi vào hoạt động, các tuyến phố đi bộ đã phát sinh những thách thức cần giải quyết về mặt thiết kế, chức năng sử dụng và khả năng đảm bảo liên kết với các khu vực xung quanh.

"Đơn cử như khả năng sử dụng không gian trên trục đường Nguyễn Huệ chỉ diễn ra trong một số thời điểm nhất định, tập trung vào buổi chiều tối. Đường Bùi Viện chỉ có thể tổ chức đi bộ được vào buổi tối hai ngày cuối tuần", ông Nhã nêu vấn đề.

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc cho rằng nguyên nhân của thực tế trên là do tính linh hoạt của không gian chưa đảm bảo, khả năng thích ứng của người dân, du khách với điều kiện khí hậu nhiệt đới trong giờ nắng trải còn hạn chế. Trong khi con đường vẫn đóng vai trò chính trong đáp ứng nhu cầu, phục vụ chức năng cho giao thông cơ giới trong sinh hoạt.

Ông Nhã chỉ ra rằng đây là một trong những lưu ý quan trọng để các đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phục phù hợp với tình hình thực tiễn và thói quen sinh hoạt của người dân trong khu vực. Ví dụ như vận dụng đồng bộ các công cụ pháp lý quy hoạch để điều chỉnh bổ sung phân khu chức năng, bố trí hợp lý các không gian đệm tiếp cận, rà soát điều phối năng lực của các bãi đỗ xe, tăng cường áp dụng công nghệ trong các biện pháp cải thiện vi khí hậu (gồm các thông số của môi trường không khí như nhiệt độ, độ ẩm...)…

Trước đó, ngày 26/11, Bí thư Quận ủy Quận 3 Phạm Thành Kiên cho biết UBND quận 3 đã xây dựng đề án chỉnh trang, tổ chức phố đi bộ hồ Con Rùa và phố đi bộ tuyến Nguyễn Thượng Hiền. Hiện, quận 3 đang lấy ý kiến các sở ngành liên quan để hoàn chỉnh đề án trình UBND TP.HCM trong tháng 12/2020.

Theo Thu Hằng/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Diện mạo mới, sức sống mới của đô thị Bắc Giang

    (Xây dựng) – Từ một tỉnh có tốc độ đô thị hóa chậm, không gian phát triển đô thị quy mô nhỏ, những năm trở lại đây, diện mạo đô thị Bắc Giang như được khoác lên mình “tấm áo mới”, cảnh quan, kiến trúc ngày càng được mở rộng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

  • Nghệ An: Xây dựng hệ thống đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật

    (Xây dựng) - Theo định hướng quy hoạch tỉnh, Nghệ An sẽ phát triển mở rộng mạng lưới đô thị với các quy mô khác nhau trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm tạo ra các vùng động lực tăng trưởng theo hướng hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

  • Thanh Hóa: Xây dựng đề án để đạt tiêu chí đô thị loại I

    (Xây dựng) - Đến năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu xây dựng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I sau khi sáp nhập và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập phường.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hạ tầng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khang trang, hiện đại

    (Xây dựng) - Cùng với việc mở rộng, nâng cấp nhiều tuyến đường cũ, hàng loạt trục đường, cây cầu mới được xây dựng… đã tô điểm cho diện mạo của Thành phố Hồ Chí Minh thêm khang trang, hiện đại.

Xem thêm
  • Loạt dự án 'chạy đua' tiến độ dịp 7/5 ở TP Điện Biên Phủ

    Các dự án tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) những ngày này đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục để hướng đến lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

    15:26 | 18/04/2024
  • Thái Nguyên: Thành phố Sông Công chính thức là đô thị loại II

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg, công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên chính thức là đô thị loại II kể từ ngày 17/4/2024.

    12:19 | 18/04/2024
  • Đẩy nhanh tiến độ các dự án chào mừng 70 ngày giải phóng thị xã và 20 năm ngày thành lập thành phố Thái Bình

    (Xây dựng) - Tỉnh Thái Bình phấn đấu xây dựng đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng... Đó là một trong những chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX đề ra là đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 30% trở lên.

    10:04 | 18/04/2024
  • Bắc Giang: Phát triển đô thị thị trấn Vôi thành 6 khu vực

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đến năm 2035.

    20:02 | 17/04/2024
  • Bến Cát (Bình Dương): Sẽ công bố Nghị quyết thành lập thành phố vào ngày 25/4

    (Xây dựng) – Chiều 17/4, UBND thị xã Bến Cát tổ chức buổi họp báo về chương trình, các hoạt động trước và sau Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương và thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc Bến Cát.

    20:01 | 17/04/2024
  • Cầu Giấy (Hà Nội): Đổi thay diện mạo đô thị từ Chương trình số 03-CTr/TU

    (Xây dựng) - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả Chương trình số 03-CTr/TU. Công tác chỉnh trang, chiếu sáng, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị được thực hiện đồng bộ, tạo bước chuyển mới cho diện mạo đô thị quận Cầu Giấy ngày càng khang trang, thông minh, sáng, xanh, sạch và trật tự văn minh.

    18:42 | 17/04/2024
  • Ninh Bình: Triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình, Ban chỉ đạo Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư” vừa có Kế hoạch số 54/KH–BCĐ, về việc triển khai lập Đề án xây dựng và phát triển “Thành phố Hoa Lư”.

    12:12 | 17/04/2024
  • Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Một đô thị nhỏ trong thung lũng Khe Lẹ, ở vùng rừng cánh cung Đông Triều, thuộc xã Hà Lâu là một trong số sáu xã miền núi của huyện Tiên Yên nhà cửa tập trung, giao thông nội bộ thoáng rộng, đêm đến điện đóm sáng choang như thành thị. Người địa phương gọi là phố Khe Lẹ, thay cho tên khai sinh là bản Khe Lẹ.

    12:04 | 17/04/2024
  • Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động phát động cuộc thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ mới (2025-2030), có nhiều nội dung quan trọng trong đó có việc đầu tư kiến thiết đô thị tạo diện mạo mới cho thành phố, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tiến Dũng nội dung này.

    10:50 | 17/04/2024
  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành đô thị loại II, thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí theo đô thị quy định.

    22:33 | 16/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load