Thứ sáu 26/04/2024 05:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Lãi suất sốt nóng, Ngân hàng Nhà nước quyết định "ra tay"

15:17 | 07/01/2022

Dù Ngân hàng Nhà nước bơm thêm hơn 10.000 tỉ đồng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tuần qua vẫn nóng ở một số kỳ hạn.

lai suat sot nong ngan hang nha nuoc quyet dinh ra tay
Việc được bơm thêm vốn giúp làm giảm nhiệt lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Ảnh: Hải Nguyễn

Báo cáo thị trường trong tuần cuối cùng của năm 2021 vừa được chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố cho thấy, trong tuần cuối tháng 12.2021, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tổng cộng 10.538 tỉ đồng (kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất 2,5%) thông qua hoạt động thị trường mở.

Động thái này của Ngân hàng Nhà nước giúp lượng vốn đang lưu hành tăng lên 10.540 tỉ đồng sau gần 10 tháng ở trạng thái đóng băng. Trong khi đó, lượng tín phiếu đang lưu hành tiếp tục duy trì ở mức 0.

Thực tế nhu cầu chi trả thanh toán dịp cuối năm tăng lên đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt dồi dào hơn trong các tuần gần đây khi có thời điểm lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng nhanh và vượt mốc 1%/năm.

Theo BVSC, động thái bơm ròng qua kênh thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước nhờ đó phần nào hỗ trợ cho thanh khoản hệ thống ngân hàng ở thời điểm hiện tại, qua đó giúp lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ trong tuần qua.

Cụ thể trong tuần tính đến ngày 31.12.2012, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có diễn biến giảm trở lại với kỳ hạn qua đêm, với mức giảm là 0,39%, xuống mức 0,73%/năm.

Dù rằng lãi suất ở các kỳ hạn khác như kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần vẫn tiếp tục tăng, lần lượt ở mức 0,12% và 0,43% lên mức 1,93% và 2,16%/năm.

"Yếu tố mùa vụ trong dịp mua sắm và thanh toán sát kỳ nghỉ Tết nguyên đán nhiều khả năng đã khiến cho lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn ngắn có diễn biến tăng nhanh trong tuần vừa qua" - BVSC cho hay.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tính tới ngày 24.12.2021, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt mức 12,97%, tăng mạnh so với mức 10,1% tính tới cuối tháng 11 và cũng cao hơn mức tăng trưởng 12,13% của cả năm 2020.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, tín dụng đã ghi nhận mức tăng 2,87 điểm phần trăm, cao hơn mức tăng trong tháng 12 của giai đoạn 2017-2019.

"Những yếu tố này đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng trở lại trong các tuần vừa qua và tạo áp lực tăng lên lãi suất liên ngân hàng" - BVSC cho hay.

Trong khi đó tại các ngân hàng thương mại, tổng hợp của BVSC cho thấy, lãi suất huy động trung bình tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 12.2021 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.

Theo đó, trung bình lãi suất huy động 6 tháng và 12 tháng (theo mẫu thống kê của BVSC) tăng nhẹ 0,05 và 0,04 điểm phần trăm, lần lượt lên mức 4,76% và 5,55% vào cuối tháng 12. Mặc dù vậy, so với cuối năm 2020, lãi suất trung bình 6 tháng và 12 tháng tới cuối năm 2021 đang giảm lần lượt 0,27 và 0,28 điểm phần trăm.

Với áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế, BVSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể phải tăng lãi suất huy động.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất huy động ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế, trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch COVID-19.

BVSC theo đó dự báo mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại (quanh 0,25%-0,5%), nhất là trong nửa cuối của năm 2022.

Theo Lam Duy/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load