Thứ năm 19/09/2024 16:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Lai Châu: Hồ thủy điện tích nước, dân có nhà không dám ở

21:49 | 17/03/2021

Công trình Thủy điện Lai Châu hoàn thành bắt đầu tích nước và đi vào vận hành từ năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình tích nước đã gây sạt lở đất 2 bên bờ, khiến nhiều gia đình bị sạt, sụt, đe dọa tính mạng, tài sản người dân. Một số hộ buộc phải bỏ nhà xây kiên cố, để di chuyển vào sâu trong bờ ở tạm.

lai chau ho thuy dien tich nuoc dan co nha khong dam o
Nhà bị hư hỏng khiến một số gia đình phải di chuyển xa bờ để ở tạm. Ảnh: Song An.

Mặc dù chưa đến mùa mưa, song ông Lò Văn Bình, khu 10, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) không khỏi hoang mang, lo lắng vì tình trạng sạt, sụt gây hư hỏng nhà cửa và các công trình phụ trợ. Trong căn nhà được ông xây dựng kiên cố, những vết nứt chằng chịt xuất hiện cả trên tường, nền và sân nhà.

Ông Bình cho biết, hiện tượng sụt lún và nứt tường nhà đã xuất hiện từ vài năm trước. Gia đình cũng tu sửa, vá lại chỗ nứt nhưng chỉ được một thời gian lại càng rộng thêm. Riêng gian bếp đã nghiêng về phía sông.

Trước những lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng của các thành viên trong gia đình, ông Bình đã di chuyển nhà tạm sâu vào phía trong bờ để ở và sinh hoạt.

lai chau ho thuy dien tich nuoc dan co nha khong dam o
Hầu hết hệ thống tường bao, tường nhà của gia đình ông Lò Văn Bình đều bị nứt.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Tè, hiện có 17 gia đình bị ảnh hưởng tương tự thuộc khu phố 9, 10, trong đó có khoảng 10 căn nhà xây dựng kiên cố. Nhiều hộ ghi nhận nứt nghiêm trọng hệ thống tường bao, tường nhà và các cồng trình phụ kiện, nền nhà cũng bị sụt lún.

Cũng theo ông Thành, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được xác định là do mực nước lòng hồ thủy điện Lai Châu dâng lên cốt 295, kết hợp với sóng dềnh, khiến đất 2 bên bờ bị sạt lở. Chính vì vậy, mỗi lần mưa xuống, các hộ gia đình nằm trong khu vực này đều phải sống trong cảnh bất an, lo sợ.

Còn ông Ông Đào Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) cho biết, để giải quyết tình trạng này, ổn định dân cư, UBND huyện đã đề xuất với UBND tỉnh có các giải pháp xử lý, hỗ trợ và có phương án giúp cho bà con nhân dân khôi phục lại đối với công trình bị hư hỏng.

“Tuy nhiên, vì nguồn vốn Tái định cư đã hết giai đoạn, nên chưa bố trí được. Hiện nay huyện cũng đã có văn bản tiếp tục đề nghị với UBND tỉnh tìm các nguồn vốn để bố trí thực hiện xây dựng bờ kè bảo vệ khu dân cư số 9 và 10” – ông Khánh nói.

lai chau ho thuy dien tich nuoc dan co nha khong dam o
Trần nhà bị nứt chằng chịt.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Tè thì phương án xây dựng bờ kè, chống sói mòn đất đã được xây dựng từ năm 2020. Người dân và địa phương đã nhiều lần kiến nghị với Ban Quản lý Dự án Thủy điện Lai Châu, song đều nhận được câu trả lời là mực nước lòng hồ luôn ở cốt ngập cao nên chưa thể xây dựng được.

Một phương án khác cũng được ông Thành tính toán song cũng liên quan đến nguồn vốn, đó là di chuyển toàn bộ số dân này đến khu vực khác. “Quỹ đất ở thị trấn hiện nay đã hạn hẹp. Nhưng nếu tỉnh bố trí di chuyển thì thị trấn cũng sắp xếp được, vì chỉ có 17 hộ, chứ không phải là nhiều” – ông Thành khẳng định.

Trong khi chính quyền tỉnh, huyện và Ban Quản lý dự án thủy điện Lai Châu còn loay hoay tìm phương án giải quyết vấn đề này, thì 17 hộ dân ở thị trấn Mường Tè vẫn phải tiếp tục sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Nhất là vào thời điểm này, khi mùa mưa đang đến gần.

Theo SONG AN/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Sập cầu Ngòi Móng tại thành phố Hòa Bình

    (Xây dựng) - Cầu Ngòi Móng trên Tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm.

  • Tạm dừng khai thác một số chuyến bay tại sân bay Đồng Hới do ảnh hưởng bão số 4

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng bão số 4, sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) đã tạm dừng khai thác các chuyến bay từ 15h-22h ngày 19/9 nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.

  • Quảng Trị: Lên kịch bản sẵn sàng sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm

    (Xây dựng) - Ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4, cách tỉnh Quảng Trị khoảng 165km về phía Đông Đông Bắc; sức gió mạnh nhất cấp 8 (62-74km/h). Để ứng phó với bão lũ do cơn bão số 4 gây ra, tỉnh Quảng Trị đã lên kịch bản sẵn sàng sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load