Thứ bảy 25/01/2025 19:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Kỳ tích xuất siêu và sự đảo chiều của xuất khẩu

16:25 | 16/02/2021

Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục hơn 19 tỷ USD năm 2020, cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Những con số này đã đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

Xuất siêu kỷ lục

Năm 2020 với những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế thế giới, cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhất là nền kinh tế Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Xuất khẩu năm 2020 gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung bị đứt gãy, đơn hàng tại nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực bị đứt quãng...

Tuy nhiên, với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn từ Chính phủ, Bộ Công Thương, Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu. Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD, riêng xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 và là một trong số ít nền kinh tế tăng trưởng dương về xuất khẩu.

Cùng với đó, xuất siêu đạt hơn 19 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô trong nước, đóng góp cho tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Những con số ấn tượng này đã đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu; đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

ky tich xuat sieu va su dao chieu cua xuat khau
Công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng phát triển. Ảnh: TTXVN.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới. Nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh tại nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc...

Cùng với đó, cán cân thương mại đạt thặng dư trong cả giai đoạn với mức xuất siêu năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2016 cán cân thương mại thặng dư là 1,77 tỷ USD và ước khoảng 20 tỷ USD năm 2020.

Dưới góc độ vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu bổ sung nguồn thu ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cũng như thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã được thể hiện rõ ràng hơn, hoạt động xuất nhập khẩu không bị tác động quá lớn bởi sự phụ thuộc vào một số thị trường và những xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh dịch COVID-19, với việc thành công trong chống dịch, tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam chính là điểm sáng trên toàn thế giới.

Nhìn nhận về kết quả xuất nhập khẩu đạt được trong năm 2020, đặc biệt là con số xuất siêu, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, trong bối cảnh đại dịch, Việt Nam xuất siêu "khủng" như trên là kết quả tích cực. Điều này cho thấy nỗ lực của Chính phủ, cũng như các bộ, ngành trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Hướng tới chuyển xuất khẩu từ lượng sang chất

Có thể thấy, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thời gian qua đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới, thu hút đầu tư.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, để hoạt động xuất khẩu thực sự bền vững trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với hàng loạt các FTA, các lĩnh vực sản xuất, chế biến trong nước cần phải được hồi phục thực sự. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng, cũng như nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại…

TS. Lê Quốc Phương nhận định, để thực sự đảm bảo cân đối xuất nhập khẩu bền vững giai đoạn không phải chỉ là 5 năm, mà 10 năm tới, điểm mấu chốt trong chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam phải chuyển đổi từ tăng xuất khẩu về mặt số lượng sang tăng về chất lượng. Giá trị gia tăng xuất khẩu của Việt Nam thấp, chủ yếu là gia công xuất khẩu. Điểm mấu chốt trong 10 năm tới cần tập trung nâng cao về chất lượng, chứ không phải về số lượng, nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh. Muốn vậy, giải pháp là phải chuyển từ nền kinh tế gia công xuất khẩu sang sản xuất xuất khẩu hàng có hàm lượng công nghệ; tỷ lệ nội địa cao hơn bằng cách phát triển công nghiệp hỗ trợ...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá, năm 2021, mặc dù tình hình thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt để thực hiện việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, tổ chức lại các chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất theo hướng bền vững hơn.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai thực thi có hiệu quả và khai thác tốt các cơ hội thị trường do các Hiệp định thương mại tự do mang lại. Đến nay, Việt Nam đã ký kết 14 FTA khu vực và song phương (trong đó đang thực thi 13 FTA), đã kết thúc đàm phán 1 và đang đàm phán 2 Hiệp định với các đối tác khác. Để khai thác tốt lợi ích mà các FTA này mang lại, vai trò của các địa phương, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng.

Bộ Công Thương cũng cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch COVID-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Trong đó, ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại dịch và tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.

Đặc biệt, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh vai trò của thị trường trong nước, tập trung cao hơn các giải pháp để khai thác tốt nội nhu cho tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu, phát huy động lực tăng trưởng từ thương mại trong nước.

Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 của ngành Công Thương đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân từ 5%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 340 tỷ USD vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 5%. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ tăng trưởng trung bình từ 7-10%/năm. Nhóm hàng công nghiệp chế biến được nhận định tiếp tục là động lực của xuất khẩu hàng hóa với tỷ trọng trong tổng kim ngạch tăng lên khoảng 85,3% vào năm 2025; tỷ trọng nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm xuống còn khoảng 1,15% vào năm 2025.

Theo Thu Trang/Báo Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Xác định thời điểm tính tiền sử dụng đất

    (Xây dựng) - Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền đã thực hiện giao đất, cho thuê đất theo tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giá đất cụ thể được xác định theo thời điểm ban hành của từng quyết định.

    13:30 | 25/01/2025
  • Điện lực Thanh Hóa: Đưa điện sáng muôn nơi

    (Xây dựng) - Truyền thống tốt đẹp và thành tựu phát triển vượt bậc của ngành Điện suốt 70 năm qua là tiền đề quan trọng, là “liều thuốc tinh thần” quý giá, góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ để lớp cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Thanh Hóa cùng nỗ lực, cố gắng vì dòng điện thân yêu của Tổ quốc.

    10:00 | 25/01/2025
  • Bình Định: Phấn đấu thu hút trên 100 dự án đầu tư vào tỉnh trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tập trung mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

    08:27 | 25/01/2025
  • Tạo nền tảng để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

    Việt Nam hiện đang là “điểm sáng” trên toàn cầu với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện và nâng hạng. Báo cáo Business Ready 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, môi trường kinh doanh Việt Nam có nhiều chỉ số xếp hạng ấn tượng, với chỉ số Hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp đạt 72,78 điểm, xếp vào nhóm hàng đầu trong 50 nền kinh tế được WB đánh giá. Fitch Rating (Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế) cũng đã nâng xếp hạng tín nhiệm năm 2024 của Việt Nam lên mức BB+; đánh giá Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam tăng 13 bậc, lên thứ hạng 59.

    08:23 | 25/01/2025
  • Gia Lai: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai đang triển khai các bước cần thiết nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số vào năm 2025. Đây là chỉ đạo quan trọng nhằm thực hiện Công văn số 52/BKHĐT-TCTK của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được ban hành ngày 3/1/2025, cùng với Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    08:20 | 25/01/2025
  • Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Phát triển thị trường các-bon theo mô hình tập trung, hoạt động theo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả.

    08:07 | 25/01/2025
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:01 | 25/01/2025
  • Thường Tín (Hà Nội): Phát huy nội lực để phát triển

    (Xây dựng) - Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát tích cực của HĐND, cùng sự nỗ lực phấn đấu của UBND huyện, các cấp, các ngành, sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp và Nhân dân, bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín được “tô điểm” bằng những gam màu tươi sáng.

    08:00 | 25/01/2025
  • Đóng điện thành công dự án đường dây 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ phục vụ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án Điện 2 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam), vào lúc 22h43 phút ngày 23/01/2025, dự án đường dây 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công. Đây là dự án lưới điện truyền tải trọng điểm, phục vụ nhập khẩu điện từ nhà máy điện gió Monsoon (thuộc Lào) về Việt Nam, bổ sung nguồn điện 600MW cho hệ thống điện quốc gia trong giai đoạn 2024-2025.

    16:52 | 24/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

    16:50 | 24/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load