Thứ sáu 20/09/2024 01:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ghi chép ở bờ Hắc giang - Hòa Bình

Kỳ 1: Dòng Hắc Giang

08:40 | 07/11/2012

Sông Đà ngày xưa có rất nhiều tên gọi như sông Bờ, sông Đen, nhưng cái tên sông Bờ có thời gian tồn tại lâu nhất. Sông hợp thành bởi hai nhánh Bá Biên giang và A Mặc giang khởi nguồn từ núi Ngụy Sơn cao 1.500 mét thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chiều dài của sông Đà là 983 km, chảy qua địa phận Việt Nam 543 km. Các dân tộc chủ yếu là Mường, Tày, Dao, Thái, Mông sinh sống trên diện tích lưu vực sông 52.900 km2. Sông Đà là dòng phụ lưu lớn nhất của sông Hồng (chiếm 55%). Sông Đà còn được gọi là sông Đen (Hắc giang). Tại sao lại gọi sông Đà là dòng sông Đen? Có lẽ bởi dòng sông Đà rất sâu, có chỗ tới gần trăm mét, nước màu đen sẫm của cây lá thối các cánh rừng đổ về, nên côn trùng khó tồn tại ở môi trường này, người mắc bệnh ngoài da nhúng chân vào nước sông vài lần là khỏi tất nhiên là nếu hợp. Còn loài cá thì ngon tuyệt, thơm và ngậy, trọng lượng lớn gấp bội so cùng loài sống ở sông suối khác. Có con cá nặng hang tạ, râu tóc bạc trắng phơ…


Bản Mường, Hòa Bình

Đất Mường sinh sống nằm gọn trong lòng lưu vực sông Đà được chia ra theo thứ tự: Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Việc cát cứ theo dòng tộc do họ đinh cai quản Bi và Vang, các chức sắc thấp hơn do hệ lang chi dưới. Người Mường thời phong kiến có những tiêu chí rất đặc trưng: rượi ngon và gái đẹp. Con gái Mường ngày xưa đại đa số trắng như trứng gà bóc, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun…

Tỉnh Hòa Bình có 38 di tích và thắng cảnh cấp quốc gia, 20 cấp tỉnh trong số 172 diện đã kiểm kê. Có rất nhiều di tích lịch sử và di tích văn hóa có giá trị độc đáo, nhưng không có một nhà bảo tàng tương xứng với tầm của nó. Chiếc xe tăng do chính Cù Chính Lan thả lựu đạn trên đường 6 để ngoài hiện trường đúng nơi xảy ra từ thời Pháp, bị bọn nghiện hút cắt mất một góc. Bia đá tạc bài thơ của vua Quang Trung cũng không dám để nơi hiện trường ở khu đền Bà Chúa Thác Bờ theo quy định. Sở VHTT&DL Hòa Bình đã phải thuê xe trọng tải lớn (bia đá khoảng gần 20 tấn) cẩu lên chở về sân văn phòng tự coi giữ.

Tỉnh có 3 di tích tâm linh đang bức xúc: Chùa Tiên (huyện Lạc Thủy), chùa Hang (huyện Yên Thủy), đền Bà Chúa Thác Bờ (huyện Cao Phong). Con đường 6 thời chống Pháp nhỏ thế, rộng vài bước chân. Bến thuyền xã Thung Nai khá rộng vào mùa này hàng trăm tàu thuyền đỗ ngổn ngang vì không có khách. Ngày xưa thì phải đi đò qua sông sang đến bờ bên kia đi tiếp đường 6 nay thuộc huyện Đà Bắc. Đoạn đường 6 từ bến đò Thung Nai đến bờ sông bên kia là phố Thác Bờ, chợ Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc giờ đã chìm sâu dưới lòng hồ thủy điện Hòa Bình khoảng 100 mét  nước. Cao độ nước lớn nhất của hồ là 120 mét so với thủy chuẩn, nhà máy thủy điện Sông Đà thường chỉ tích nước đến cao trình 117 mét, quá mức này là xả thẳng đập tràn hạ lưu. Nhà máy thủy điện sông Đà chặn dòng đợt 1 ngày 12/01/1983 và đợt 2 ngày 09/01/1986. Sau thủy điện Sơn La chặn dòng thì mức nước thủy điện Hòa Bình luôn giữ khoảng cao trình 100 mét.


Toàn cảnh đền Bà Chúa Thác

Đền Bà Chúa Thác Bờ được dân địa phương đưa dần lên theo mực nước hồ, đền vị trí hiện tại đã có tới gần chục lần di chuyển. Đền nguyên thủy ở ven sông, bên cạnh thác Vạn Bờ.Trong đền có thờ 2 bức tượng đều là nhân thần: 1 là bà người Mường Đinh Thị Vân, 1 là bà người Dao vô danh. Hai bức tượng này vẫn đang lưu giữ tại đền Bà Chúa Thác Bờ phía bờ tả. Sông Đà có 83 thác, thác Vạn Bờ cao nhất khoảng 80m, núi Thác Bờ chắn ngang nửa dòng sông làm hẹp dòng chảy lại. Thác Vạn Bờ gầm thét suốt ngày đêm, trắng xóa cả một vùng. Nguy hiểm hơn là dưới thác là cả một vùng rộng lớn toàn là ghềnh đá, nước xoáy cuồn cuộn khó có thời điểm thuyền bè qua được thác. Dòng sông Đà phía trước đập thủy điện chỉ rộng bằng 2 phần ở phía hạ lưu sát đập tràn.

Năm 1430 vua Lê Lợi dẹp loạn giặc Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi ngược dòng sông gặp thác lớn hiểm trở không qua được, chính hai chị em bà Đinh Thị Vân đã mưu kế kết bè đưa quân qua sông an toàn, góp công lớn tạo nên chiến thắng. Tháng Thìn năm Nhâm tý (1432) vua Lê Lợi dừng chân ở thác Vạn Bờ khao quân và tôn vinh công trạng của hai chị em bà Đinh Thị Vân đã có công với nước. Vua đã khắc bia đá ghi lại chiến tích ở nơi thác Vạn Bờ. Được biết ở đầu nguồn sông Đà trên tỉnh Sơn La cũng có một bia đá hình thức tương tự chỉ khác về nội dung. Sau này hai bà vẫn thường xuyên giúp dân qua thác ghềnh này. Khi hai bà qua đời, dân địa phương lập đền để tỏ lòng biết ơn. Nhân dân địa phương dân tộc Kinh và Mường, Dao ở phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hóa (Hòa Bình ngày nay) thường lấy ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng hàng năm tổ chức lễ hội. Tâm Phật Bà Chúa Thác ngày càng hiển linh, phát độ, dân tứ phương nghiệm linh ứng đến đền Bà Chúa Thác ngày càng đông. Tháng Giêng là tháng hội, hàng vạn lượt thuyền máy chở khách trên hồ ngày đêm, tạo nên một nét văn hóa tâm linh có quy mô lớn nhất ở vùng miền núi phía Tây Bắc.

Hồ thủy điện sông Đà bỗng trở thành một bức tranh thủy mạc ví ngang như Vịnh Hạ Long trên cạn. Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và các doanh nghiệp quan tâm đến du lịch tâm linh đặc biệt quan tâm.

Trần Phương

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load