Đối với nhiều hãng hàng không, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ và người lao động toàn cầu, năm 2020 là một cuộc chiến sinh tồn khốc liệt.
Nhân viên giao đồ ăn chờ đợi trong một trung tâm mua sắm ở Bangkok (Thái Lan) vào ngày 30/3. Các đơn đặt hàng giao đồ ăn tăng vọt do lệnh hạn chế vì dịch Covid-19. Ảnh: Bloomberg. |
Một nhân viên Gucci giao hàng cho khách hàng trên đường Rodeo Drive ở Beverly Hills (bang California, Mỹ) hôm 19/5. Ảnh: Bloomberg. |
Một nhân viên làm móng tay ở Atlanta (bang Georgia, Mỹ) vào ngày 24/4. Các dịch vụ chăm sóc cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch. Ảnh: Bloomberg. |
Người dân lái ôtô xếp hàng dài để nhận thực phẩm từ thiện ở Mankato (bang Minnesota, Mỹ) ngày 23/7. Hàng chục triệu người Mỹ phải bỏ việc vì đại dịch và sống bằng các phiếu thực phẩm. Ảnh: Bloomberg. |
Một quán ăn vắng khách ở Venice (Italy) ngày 5/3. Ngành công nghiệp khách sạn và thực phẩm bị thiệt hại nặng nề vì dịch Covid-19. Ảnh: Bloomberg. |
Người tham dự triển lãm Caravan Salon ở Düsseldorf (Đức) hôm 8/9. Trong bối cảnh đại dịch, doanh số bán hàng các loại xe giải trí gia tăng đáng kể. Ảnh: Bloomberg. |
Một công nhân sản xuất tấm kính bảo vệ ở San Francisco vào ngày 18/5. Đây là một trong những công cụ giúp các văn phòng đảm bảo an toàn khi người lao động trở lại làm việc. Ảnh: Bloomberg. |
Khẩu trang được sản xuất tại nhà máy Dasheng Health Products Manufacturing Co. ở Thượng Hải (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg. |
Một công nhân sản xuất nước rửa tay tại nhà máy rượu Four Pillars Gin Distillery ở Healesville (Australia) hôm 1/4. Ảnh: Bloomberg. |
Các con tàu chở dầu neo đậu ngoài khơi Singapore vào ngày 6/7. Đại dịch khiến các hoạt động kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng đáng kể, tiêu thụ dầu thô lao dốc. Ảnh: Bloomberg. |
Các nhà giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán New York hôm 12/3. Giới đầu tư bán tháo ồ ạt khi các lệnh đóng cửa bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, cuộc suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ không ngăn Phố Wall thiết lập những kỷ lục mới. Ảnh: Bloomberg. |
Các công nhân che chắn cửa hàng của Dior ở San Francisco vào ngày 17/3 khi lệnh cách ly xã hội được áp dụng. Ảnh: Bloomberg. |
Livestreamer (người phát trực tiếp) Huang Wei tổ chức một sự kiện đặc biệt tại Vũ Hán vào ngày 30/4. Khi châu Âu và Mỹ điêu đứng vì dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc bắt đầu phục hồi. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg. |
Một công nhân nhập cư hét lên với con mình từ chiếc xe bus ở ngoại ô New Delhi hôm 29/3. Hàng triệu người lao động buộc phải trở về quê khi không còn việc làm trên thành phố. Ảnh: Bloomberg. |
Các kệ hàng trống trơn ở siêu thị Princeton (bang Illinois) ngày 16/4 khi người Mỹ tích trữ giấy vệ sinh trong giai đoạn đầu đại dịch. Ảnh: Bloomberg. |
Các tài xế đứng tại một trạm xăng ở Caracas vào ngày 26/5. Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro cho biết giá nhiên liệu sẽ tăng bắt đầu từ tháng 6. Ảnh: Carlos Becerra/Bloomberg. |
Một du khách tại Ocean Park trong thời gian công viên giải trí Hong Kong ngừng hoạt động vào ngày 18/9. Ảnh: Lam Yik/Bloomberg. |
Theo Thảo Cao/Zing.vn
Link gốc: https://zingnews.vn/kinh-te-the-gioi-nam-2020-qua-nhung-buc-anh-post1163507.html