Thứ bảy 20/04/2024 10:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kinh phí lập Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp do ngân sách địa phương bảo đảm

21:14 | 28/07/2020

(Xây dựng) – Từ 01/8/2020, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó điểm nhấn là công tác Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp.

kinh phi lap quy hoach phat trien cum cong nghiep do ngan sach dia phuong bao dam
Ảnh minh họa.

Nghị định số 66/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Ngoài việc khuyến khích, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các Cụm công nghiệp khi có hồ sơ đáp ứng theo quy định, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP còn bổ sung thêm các nội dung như: Trong quá trình thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, Sở Công Thương báo cáo UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư để chấm điểm (thang điểm 100) cho các tiêu chí như: Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 15 điểm); Phương án quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (tối đa 15 điểm); Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã (tối đa 30 điểm) và phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 40 điểm).

Nếu có số điểm từ 50 trở lên thì được UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Trường hợp dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp theo hình thức đối tác công tư thì lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Nghị định số 66/2020/NĐ-CP cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác quy hoạch cụm công nghiệp bằng việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 từ “Phương án phát triển cụm công nghiệp” thành “Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp”. Trong đó, có các nội dung về: Căn cứ lập Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp gắn với các nội dung về Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch các ngành, sản phẩm, lĩnh vực có liên quan khác trên địa bàn; Nhu cầu diện tích mặt bằng để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp; Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật các Cụm công nghiệp trên địa bàn.

Nội dung Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp gồm cơ sở căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng quy hoạch; Đánh giá, dự kiến nhu cầu phát triển các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các yếu tố tác động đến phát triển cụm công nghiệp; nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp; Đánh giá hiện trạng, tiến độ triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; Định hướng phân bố, phát triển các cụm công nghiệp, luận chứng quy hoạch từng cụm công nghiệp; Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi trường của các cụm công nghiệp đã thành lập trên địa bàn; Dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến quy hoạch; Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp; các giải pháp về cơ chế, chính sách, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư; phương án tổ chức thực hiện quy hoạch; Dự kiến danh mục quy hoạch các cụm công nghiệp theo các phương án; Lựa chọn một phương án và thể hiện trên bản đồ quy hoạch.

Nội dung Điều 5 của Nghị định số 66/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ kinh phí lập Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp do ngân sách địa phương bảo đảm, thực hiện theo quy định hiện hành.

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh được lập cho mỗi giai đoạn 10 năm, có xét triển vọng 10 năm tiếp theo và được công bố chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load