Ngày 4 tháng 5, năm 2007, các cư dân của thành phố Greensburg (Mỹ) phải đối mặt với một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử, đó là một cơn lốc xoáy EF5 san bằng thành phố và giết chết nhiều người. 95% cơ sở vật chất của thành phố hoàn toàn bị phá hủy và 5% khác bị hư hỏng. Điều đó dẫn đến hậu quả là các cư dân hoàn toàn sụp đổ trong tuyệt vọng và cư dân đã phải từ bỏ những ngôi nhà đổ nát đó
Greensburg trước khi cơn lốc xoáy ở bên trái và sau cơn lốc xoáy ở bên phải
Greensburgkhi đó hoàn toàn trong tình trạng bi thương sau cơn lốc xoáy. Đây là cơn bão lớn nhất mà cư dân nơi đây từng chứng kiến trong cuộc sống của họ với sức gió 205 dặm mỗi giờ với diện rộng ước tính là 1,7 dặm - rộng hơn toàn bộ thành phố Greensburg. 1400 cư dân đã trở thành không nhà cửa và sống tạm bợ trong các túp lều và xe kéo di động.
Cảnh hoang tàn, đổ nát của thành phố
Tuy nhiên,may mắn thay, sau sự tàn phá tan tác, chính quyền thành phố đã dành 12 tuần lễ trong sự nỗ lực, vượt qua mọi trở ngại của đau thương và mệt mỏi để hoạch định và phát triển một kế hoạch phục hồi thành phố. Chính quyền và hội đồng thành phố đã có những quyết định đúng đắn là chuyển bi kịch của đổ nát thành cơ hội xây dựng mới. Đồng thời để động viên cộng đồng dân cư, thành phố đã áp dụng chính sách ưu đãi kinh tế và các chính sách hấp dẫn khác để giữ chân họ ở lại với thành phố.
Cộng đồng dân cư cùng nhau tham gia xây dựng thành phố từ đống đổ nát
Cơn lốc xoáy đã gây ra đau thương và bi thảm nhưng thành phố Greensburgbao gồm chính quyền và cộng đồng đã đồng tâm hiệp lực quyết tâm xây dựng lại từ con số 0. Và người dân sẽ không chỉ xây dựng lại thành phố như lúc ban đầu mà họ đã xây dựng sinh thái đầu tiên của thế giới. Họ quyết định huy động mọi nguồn lực để xây dựng lại thành phố theo tiêu chuẩn xây dựng xanh LEED Platinum.
Những khung cảnh của thành phố mới
Với sự hỗ trợ của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng xanh, đặc biệt có chính sách ưu đãi của chính quyền thành phố, thành phố Greensburg đã trở thành một thành phố đầu tiên ở Mỹ đạt tiêu chuẩn xanh tuyệt đối. Toàn bộ nguồn lực có thể huy động cho thành phố bao gồm ngân sách của thành phố, hỗ trợ quốc gia, hỗ trợ từ thiện, hỗ trợ của nhà thầu… và đặc biệt có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.
Cuộc sống hồi sinh
Bên cạnh việc xây dựng lại các cấu trúc mới, thành phố đã ứng dụng và xây dựng một trang trại gió để cung cấp năng lượng sạch cho toàn thành phố. Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng đèn đường LED thân thiện với môi trường đã được lắp đặt, hệ thống trường học sinh thái cũng được đầu tư cho con em thành phố. Để có được kết quả này, tuy nhiên cả thành phố đã vượt qua nhiều khó khăn bởi chi phí ban đầu cho cấu trúc xanh không phải đơn giản trong hoàn cảnh khó khăn.
Các khu dân cư và thương mại của thành phố đã được tái sinh
Sống hơn hai năm trong các xe kéo di động và lều tạm nay cư dân đã được chuyển vào những khu nhà mới thân thiện môi trường, mọi hoạt động sinh hoạt của cộng đồng đã trở lại bình thường. Một khu vườn cây xanh công cộng đã khuyến khích người dân cùng nhau tham gia vun vén, chăm sóc để tạo nên một thành phố xanh, tự chủ và bền vững. Đến nay, bất cứ ai có dịp đến thành phố đều hết sức thán phục và muốn ở lại lâu hơn. Thậm chí một số cư dân trước đó đã rời khỏi Greensburg sau cơn lốc xoáy nay đã quay trở lại định cư ở thành phố.
Greensburg đã đi một chặng đường rất dài kể từ khi cơn lốc xoáy 2007 san bằng thành phố. Còn rất nhiều việc phải làm tiếp, những dải cây xanh và những cơ sở khác cũng cần thời gian để thực sự hồi sinh, tuy nhiên chính quyền thành phố tin tưởng rằng, người dân sẽ tiếp tụchỗ trợ và ngày càng làm cho thành phố xanh và bền vững hơn.
Khánh Phương
Theo baoxaydung.com.vn