Chủ nhật 15/09/2024 09:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý khu dân cư công nghiệp

10:29 | 05/12/2010

Việc hình thành và phát triển các khu dân cư phục vụ khu công nghiệp ở các nước trên thế giới thể hiện khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện và chính sách ở mỗi nước, mỗi khu công nghiệp có chính sách quan tâm đến việc đầu tư, quản lý khu dân cư phục vụ khu công nghiệp tại nước đó cũng rất đa dạng.

Trung Quốc

Ngày nay, cả thế giới phải công nhận Trung quốc là một trong những quốc gia có nền công nghiệp phát triển trên thế giới. Thậm chí, các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới đều tập trung ở Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ chính sách phát triển quốc gia, chính sách quan tâm đến nền công nghiệp và những lợi nhuận song hành.

Trong khoảng những năm 90, có khoảng 40% dân cư công nghiệp làm trong khu vực nhà nước. Với chế độ bao cấp tập trung, người lao động cũng được quan tâm. Thông thường nếu là lao động còn độc thân thì được sắp xếp, bố trí khoảng 5-6 người/phòng. Nếu lao động có gia đình kèm theo thì được sắp xếp nhà ở cho cả nhà, con cái được vào trường học, bảo hiểm y tế, thậm chí còn được phân phát cả vật dụng sinh hoạt thông thường (bát, đĩa..).

Tuy mức độ trợ cấp còn khiêm tốn nhưng một số khu công nghiệp nhà nước còn chu cấp cả vô tuyến, xe đạp và điện thoại cho các hộ gia đình. Sau này, khi nền công nghiệp tư nhân của Trung Quốc phát triển, người lao động có chiều hướng làm việc nhiều hơn trong khu vực này do có thu nhập cao hơn, tuy nhiên số giờ làm việc tại khu vực tư nhân nhiều hơn so với thời gian làm việc tại khu vực nhà nước.

Năm 2001, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc, cạnh tranh công nghiệp thế giới, xu hướng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị phát triển. Tại thời điểm này, các khu công nghiệp phần lớn tập trung ở thành phố, đặc biệt ở tỉnh Quảng đông. Dân cư nông thôn làm việc ở các khu công nghiệp (ngành may mặc là chủ yếu) thường không có quyền ở lại thành phố như quyền của dân cư đô thị. Trong thời gian này, họ sinh hoạt trong các khu nhà tập thể của khu công nghiệp với điều kiện ngặt nghèo.

Dân cư làm việc trong khu công nghiệp mà chủ là nước ngoài cũng có mô hình tương tự như khu công nghiệp trong nước. Lực lượng chủ yếu cũng là lao động di cư từ nông thôn. Họ cũng được sống trong các khu nhà tập thể liền kề khu công nghiệp (cách khu công nghiệp khoảng 2 phút). Mỗi phòng tập thể trong khu công nghiệp nước ngoài dành cho từ 12-16 công nhân. Điều kiện ở tương đối khó khăn: bí bức, thiếu ánh sáng tự nhiên và điện, hoàn toàn không có chốn riêng tư. Không có bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm ở trong phòng, mà các hệ thống này chỉ lắp đặt tại mỗi tầng. Bởi vậy, cuối hành lang, người sử dụng phải dùng chung các công trình phụ. Hơn nữa, khi người lao động làm việc trong các khu công nghiệp nước ngoài còn phải làm việc với thời gian dài hơn quy định của Luật Lao động Trung Quốc, thậm chí còn làm cả trong ngày lễ, Tết nguyên đán (China Wonder - 2002). Về điều kiện y tế, theo báo cáo năm 2001, khoảng 42,7% trong tổng số khu công nghiệp tại Thượng Hải bị ô nhiễm do ngành công nghiệp gây nên do môi trường làm việc độc hại. Trong đó có khoảng 30% ca được điều trị y tế, 5% ca tử vong. Tuy nhiên, tình hình này ngày càng được cải thiện, khoảng từ giữa năm 2005 trở lại đây.


Khu công nghệ cao
Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

Tại khu công nghệ cao, kinh nghiệm của Trung Quốc là một gợi ý bổ ích cho chúng ta. Ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, để tiến hành phát triển công nghiệp được tốt, Trung Quốc đó tiến hành đồng thời 2 hoạt động là: Tiến hành các điều tra cơ bản; đi tham quan, học tập ở bên ngoài. Họ đó rất coi trọng việc tổng hợp giữa kinh nghiệm phát triển công nghiệp của thế giới với đặc thù của Trung Quốc. Đời sống vật chất và tinh thần của họ được đối xử khác hẳn so với đội ngũ lao động công nghiệp thông thường. Họ được chính phủ ưu tiên với nhiều chính sách ưu đãi về nhà ở, hạ tầng, y tế và các loại bảo hiểm khác.

Thái Lan

Phát triển công nghiệp là nguyên nhân đô thị hoá nhanh tại Thái Lan, nhất là các thành phố lớn như Băngkok. Khu công nghiệp (KCN) ở Thái Lan thường được hình thành như một thị trấn hay thành phố công nghiệp, có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của một đô thị.

Diện tích các khu công nghiệp ở Thái Lan tương đối lớn thường 300ha – 500 ha/KCN. Nếu tính toàn bộ cả khu ở và phục vụ nghỉ ngơi thường quy hoạch đến hàng chục ngàn ha. Các KCN tại các nước Asian quy moiô diện tích khoảng 150 ha- 300 ha.


Khu công nghiệp Map ta Phut, Thái Lan

Các KCN ở Thái Lan được quy hoạch, phân khu như sau:

Khu công nghiệp chung chung là khu dành cho các xí nghiệp, nhà máy sàn xuất ra sản phẩm công nghiệp để tiêu thụ thị trường trong và ngoài nước.

Khu vực chế xuất là khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

Khu thương mại dành cho các cơ sở thương mại, ngân hàng đại diện, các dịch vụ khác cho nhà sản xuất và phi sản xuất

Khu cư trú dành cho chủ, thợ (công nhân) ở và nghỉ ngơi.

KCN luôn luôn có hệ thống hạ tầng xã hội khép kín bảo đảm tất cả sinh hoạt của công nhân KCN. Cuộc sống của dân cư lao động trong các khu công nghiệp Thái Lan nhìn chung tương đối tốt, ổn định.

Malaysia

Đây là quốc gia cũng có nền công nghiệp phát triển. Các chủ đầu tư (kể cả nhà nước lẫn tư nhân, trong nước hay nước ngoài) đều ý thức được vấn đề quan tâm đến người lao động cũng chính là quan tâm đến quá trình sản xuất bền vững của chính nền công nghiệp.


Khu công nghiệp Pu-chong, Malaysia

Với ý thức như vậy, chủ đầu tư luôn xác định phải bố trí và tổ chức các khu nhà ở cho công nhân KCN ngay liền kề với nhà máy. Dành đất trồng cây xanh trong KCN, có kết hợp với dịch vụ ăn uống, sinh hoạt công cộng, dịch vụ y tế… cho công nhân. Đây cũng chính là một trong những yếu tố mang lại sự thành công cho nền công nghiệp Malaysia: Họ luôn có đầu tư tốt ngay từ đầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có sự chuẩn bị đất phát triển công nghiệp và các tiện nghi hạ tầng đầy đủ, vì vậy chi phí cho việc đầu tư xây dựng nhà máy xí nghiệp thấp so với nhiều nơi khác.

Địa điểm xây dựng ở những nơi thuận lợi về giao thông: gần sân bay là các KCN điện tử, gần bến cảng là các KCN đóng tàu. Hệ thống đường bộ, đường sắt có liên hệ trực tiếp với KCN.

Những năm 80 của thế kỷ là thời kỳ công nghiệp điện tử phát triển mạnh. Người lao động được đào tạo đầy đủ và đáp ứng tốt cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, đồng thời các dịch vụ về nhà ở, vui chơi giải trí tốt nên đội ngũ lao động ở đây rất phấn khởi và thường ký kết các hợp đồng lâu dài.

Singapore

Là một trong những nước trong năm con rồng châu Á, Singapore rất coi trọng xây dựng công nghiệp, phát triển đô thị và công nghiệp đồng bộ đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Hai mục tiêu cùng phát triển một lúc, được quan tâm như nhau, đó là phát triển kinh tế, môi trường trong sạch.

Các khu nhà cũng được bố trí liền kề với KCN nên thuận lợi cho việc đi lại của công nhân, đảm bảo tiết kiệm thời gian tăng năng suất lao động.


Khu công nghệ cao tại Singapore

Châu Âu

Cuộc sống của người lao động trong khu công nghiệp thế kỷ XVIII, XIX ở châu Âu nói chung rất cơ cực. Họ phải làm việc nhiều giờ trong ngày, với điều kiện ăn ở hết sức ngặt nghèo. Trong thời gian này, đã xảy ra rất nhiều cuộc biểu tình của dân cư công nghiệp. Dần dần, cuối thế kỷ XIX, một loại các đạo luật lao động ra đời ở châu Âu và nhờ vậy, đời sống của họ được cải thiện nhiều.

Quy hoạch KCN ở một số nước ở châu Âu đầu thế kỷ XIX là quy hoạch hướng tăng cường bố trí các khu xung quanh đô thị cách xa khu dân cư. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển, để tổ chức thuận lợi cho đi lại giao thông giữa người lao động và các nhà máy công nghiệp, người ta quy hoạch các khu dân cư mới gần KCN. Sự bố trí này có ưu điểm là giảm thời gian nhàn rỗi, giảm thời gian đi lại, giảm khối lượng diao thông công cộng, tuy nhiên các khu dân cư lại bị ô nhiễm về bụi,  tiếng ồn do KCN gây nên. Và như vậy, sau một quá trình nghiên cứu, cuối cùng các nhà quy hoạch đã tính toán và xác định được khoảng cách hợp lý giữa KCN và khu dân cư và đưa ra được nguyên tắc bố trí loại sản xuất công nghiệp trong thành phố, kề cận và ngoài thành phố. Họ đưa ra kết luận các nhà máy không thải ra chất độc hại, sử dụng ít nguyên liệu và sử dụng nhiều lao động nữ thì đặt gần khu dân cư thì có lợi hơn, các nhà máy lớn cần bố trí xa khu dân cư …


Một khu công nghiệp tập trung của Pháp

Điều kiện về nhà ở và hạ tầng kỹ thuật, xã hội đi kèm của dân cư công nghiệp ở Châu Âu trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được cải thiện rõ rệt. Thông thường, công nhân được bố trí xe buýt đưa đi, đón về, được cung cấp nhà ở khép kín. Thường cứ 4 công nhân được bố trí trong 1 phòng rộng 40 m2, khép kín, bao gồm cả công trình phụ hiện đại. Thu nhập ổn định, số giờ làm việc 6-8h, số ngày làm việc từ 5-6 ngày/tuần. Lao động ở châu Âu trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thường là lao động nhập cư từ các nước kém phát triển như Việt Nam, Philipin.. Cuộc sống của họ cũng được đảm bảo, ngoài ra người lao động còn có tiền gửi về gia đình. 

PV

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load