Thứ năm 10/10/2024 09:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Kinh hãi thực phẩm bẩn, dân phố săn lùng đồ quê ăn Tết

22:25 | 11/02/2016

Vì hương vị quê hương vừa là vì chất lượng thực phẩm ở quê tốt nên Tết Bính Thân 2016, rất nhiều gia đình ở thành phố đã đặt hàng, chở nguyên cả con lợn từ quê lên thành phố để làm thực phẩm.

Thị trường đang chứng kiến xu hướng, người tiêu dùng chọn thực phẩm quê để ăn một cái Tết thực sự trọn vẹn và "sạch" ở cả nghĩa đen, nghĩa bóng.

"Chở củi về rừng"

Những tưởng phố sá, đô thị đồ ăn và đặc sản vùng miền không thiếu thứ gì nhưng không hẳn vậy, lượng người thành phố đổ về quê để sắm Tết ngày một lớn. Những sản phẩm họ mua đủ thứ, từ chiếc bánh chưng xanh, cân lợn thịt, đến cả những cây trái, hoa quả truyền thống.


Nhiều gia đình "đụng" lợn tại quê những ngày cận Tết rồi chuyên chở về thành phố.

Nhiều người cho rằng, Tết sắm ở quê giá vừa rẻ, chất lượng lại an toàn mà còn giúp ích được cho quê hương, tiêu thụ các loại nông sản ở quê cho người dân đã vất vả một nắng hai sương.

Gia đình anh Hưng, định cư cùng bố mẹ anh tại Cầu Giấy, Hà Nội, từ hai năm nay anh quyết định sắm các loại thực phẩm Tết ở quê. Do đó, đồ dùng và thức ăn mà anh mang lên dịp Tết này toàn quà quê, nào là bánh chưng tự gói, giò, chả tự đóng khuôn, thịt lợn cùng chung nuôi và giết mổ với anh em họ hàng, rau xanh thì mua tại vườn của cô dì, chú bác họ.

Anh Hưng tâm sự: “Thường thì mọi năm tôi đều được các anh chị em ở quê cho con gà, mớ rau ăn Tết. Thấy vậy, hai năm nay gia đình mới tổ chức tự nuôi, tự giết mổ để lấy thực phẩm sạch sử dụng. Không những là lo cho sức khỏe gia đình, không phải mua thực phẩm trôi nổi trên thị trường, mà mỗi dịp mổ lợn, giết gà là anh em họ hàng tề tựu gặp mặt đông đủ, hâm lại tình cảm quê hương, đây là sợi dây gắn kết nghĩa tình của những người con xa xứ”.

Thực tế, đại đa số người dân thành thị nay sắm Tết ở chợ, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị cho tiện; nhưng cũng không ít người xưa nay vẫn “trung thành” với việc sắm Tết ở quê bởi rất nhiều lý do.

"Nhiều người bảo tôi kỹ tính, chở củi về rừng. Nhiều người hỏi, có thể duy trì sắm Tết quê được bao nhiêu lâu khi mà nông thôn bây giờ cũng đang được đô thị hóa nhanh chóng, các nguồn thức phẩm từ quê không ai dám chắc là sạch 100%. Tuy nhiên, tôi khẳng định sẽ tiếp tục duy trì bởi mỗi tháng về 1 lần hoặc 2, không mua thực phẩm thì đi xe không cũng phí. Bên cạnh đó, ăn thực phẩm quê, vừa sạch vừa đảm bảo chất lượng, nên cứ mỗi lần có ý định về quê là cả phòng tôi nhao nhao gửi tiền mua đồ ăn, thức uống: từ gạo quê đến thịt, giò chả, rau các loại", anh Hưng cho biết.

“Né” thực phẩm bẩn dịp Tết

Giống anh Hưng, anh Phạm Việt Khoa, quê Hải Dương cũng là chuyên gia săn lùng quà quê ăn Tết. Anh Hưng tâm sự: “Sợ thực phẩm công nghiệp tại Hà Nội lắm, cứ xem tivi, nghe đài báo loan tin đâu là lợn nuôi bằng chất tạo nạc, rau tưới dầu nhớt hay bắp cải phun thuốc kích thích là mình bỏ ngay ý định sắm thực phẩm ở trên này. Nhiều lúc ra ngoại ô, chứng kiến nhiều người trồng rau ven cống nước thải, sử dụng nước đó tưới lên rau ngon lành, cảm giác rùng mình”.

Anh Khoa nói: “Đã từ rất lâu rồi, gia đình tôi có thói quen dùng những sản phẩm ở nhà mang lên, khoảng cách Hà Nội và Hải Dương ngắn nên việc chuyên chở và đi lại cũng thuận tiện.


Một đàn lợn rừng được nuôi để cung cấp thịt cận Tết

Mọi năm, gia đình thường hay nuôi gà lai chọi để làm thực phẩm ăn Tết, gà ăn tết không hết thường được để ra Giêng (tháng 2 – 3 âm lịch) dùng dần. Năm nay, gia đình quyết tâm nuôi thêm số lượng lớn vì có nhiều bà con, bạn bè Hà Nội đặt mua để ăn tết. Trong tết, cứ 23 tháng Chạp, tôi lại đánh xe chở đồ lên, còn đâu Tết về dùng dần. Đến Giêng hai, lại tiếp tục chăn nuôi để cho vụ sau".

“Năm ngoái, trong chuyến công tác lên Lai Châu, tôi có mua được 2 cặp lợn rừng cắp nách của bà con vùng cao. Tôi quyết định mua về nuôi bằng cám rau và giun chùn quế. Năm nay mổ thịt lợn ra ai cũng khen thịt nạc, ngon mà không béo”.

Không chỉ có phong trào gia đình, anh em chung nhau nuôi gia súc, gia cầm làm thực phẩm ăn Tết mà gần đây, nhiều người dân thành phố không có gốc gác tại quê đã nhờ nuôi hộ gia súc, gia cầm để sử dụng. Mặc dù giá cao, do thời gian chăn nuôi kéo dài, công phu, nhưng nhiều người cho hay: bỏ tiền mua thực phẩm sạch, ăn uống yên tâm.

Ông Lê Mạnh Chiến, Tây Hồ, Hà Nội cho hay: “Ngày thường ăn thịt lợn là rất bình thường, có ba ngày Tết nên anh em chúng tôi muốn sử dụng các loại thực phẩm vừa độc đáo vừa sạch sẽ. Chúng tôi đã đặt nuôi hộ 2 cặp lợn rừng hơn 30kg ở Sơn La; 30kg gà chọi ở Mộc Châu và rau xanh cũng đặt trước họ tầm 20kg những mặt hàng củ, quả… Gần tết, họ chuyển về hoặc chúng tôi lên lấy, giá có đắt đỏ, nhưng mình yên tâm vì đó đều là những nơi có các loại gia súc, gia cầm gốc mà người chăn nuôi cũng khó khăn, quanh năm đi rừng nên việc làm của gia đình cũng khuyến khích công việc cho họ”.

Đã hơn 3 năm chỉ nuôi lợn, gà và trồng rau “thuê” cho người trong nhà, bà Đàm Thị Lan (Hải Dương) cảm thấy cứ mỗi cái Tết lại là một niềm vui, bà tâm sự: “Nhà neo người, có các cháu đi xa, mỗi năm lại về đông đủ. Hai ông bà già giờ cày cấy không được, chúng nó nhờ nuôi con gà, con lợn, trồng ít rau xanh để ăn Tết. Cứ 29 – 30 Tết, cả nhà như lễ hội, các con cháu về đông đủ, mổ lợn, giết gà và thu hoạch rau…, tôi thấy vui lắm. Tuy nuôi những loại gà, lợn mất công, có khi cả năm mới được một con, nhưng chúng nó vừa mua vừa cho nên chả đi đâu mà thiệt vừa lại đảm bảo sức khỏe cho con cháu và cộng đồng nữa”.

Theo Nguyễn Tuyền/Dantri.com.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Nhiều địa phương tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp

    (Xây dựng) - Thời điểm này, nhiều địa phương, Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực triển khai các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 16/4/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp của Tỉnh ủy.

    18:57 | 09/10/2024
  • Bắc Giang: Hướng dẫn việc quản lý đối tượng cư trú tại dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng Bắc Giang vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, hướng dẫn việc quản lý đối tượng cư trú tại dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

    18:47 | 09/10/2024
  • Hải Phòng: Hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng Nút giao khác mức

    (Xây dựng) - Ngày 8/10, Ban cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả UBND huyện An Dương (Hải Phòng) tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, xã An Đồng đối với 01 hộ dân không chấp hành bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Nút giao khác mức ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng Nước - Quốc lộ 5 tại xã An Đồng.

    14:35 | 09/10/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị mời thầu 2 gói xây lắp nghìn tỷ tại dự án rạch Xuyên Tâm

    (Xây dựng) - Trong 4 gói thầu xây lắp tại dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm, có 1 gói đã lựa chọn được nhà thầu, 1 gói đang trong quá trình xét thầu và 2 gói đang chuẩn bị thủ tục mời thầu.

    14:33 | 09/10/2024
  • Bắc Giang: Ban hành đơn giá mới bồi thường nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 917/QĐ-UBND, về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

    14:23 | 09/10/2024
  • Lào Cai: Chú trọng quy hoạch các điểm dân cư có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở

    (Xây dựng) - Nhằm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại những nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở... UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương chú trọng việc quy hoạch và thực hiện các dự án sắp xếp dân cư trên địa bàn.

    11:35 | 09/10/2024
  • Bài 3: Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, hạt nhân tiên phong các phong trào thi đua

    (Xây dựng) - Qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và trải qua nhiều gian khó, các thế hệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động ngành Xây dựng Hà Nội từ những công cụ cầm tay thô sơ, bằng sự chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm chủ máy móc, công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động, Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo ra những dấu ấn tích cực, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

    10:55 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Nỗ lực về đích năm 2024 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp

    (Xây dựng) - Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX lần thứ 22 được diễn ra vào sáng 8/10 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 và bàn về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

    10:45 | 09/10/2024
  • Trà Vinh: Khánh thành, bàn giao 1.300 căn nhà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) – Ngày 8/10, tại tại xã Phước Hưng (huyện Trà Cú, Trà Vinh), Bộ Công an và Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao 1.300 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

    10:40 | 09/10/2024
  • Bài 2: Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng, hạt nhân chính trị lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển

    (Xây dựng) - Nếu ví hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị giống như chuyển động của một đoàn tàu thì cấp ủy cơ quan luôn đóng vai trò như là đầu đoàn tàu, đầu tàu chạy đúng đường ray sẽ giúp cả đoàn tàu cùng chạy đúng hướng về nhà ga. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở, Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng luôn phối hợp chặt chẽ với tập thể lãnh đạo Sở chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố giao; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể trực thuộc duy trì hoạt động ổn định, vững mạnh, phát huy vai trò theo chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần trong sự trưởng thành và phát triển của Sở Xây dựng Hà Nội.

    09:17 | 09/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load