Thứ năm 25/04/2024 11:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Không để đứt gãy nền kinh tế

09:04 | 15/09/2021

(Xây dựng) - Người dân cả nước đang căng mình đối mặt với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng… Khi những bài học của đợt dịch trước còn hiển hiện thì lại thêm bao vấn đề phát sinh. Lần này, dịch họa tiềm ẩn những nguy hiểm và khốc liệt hơn với số lượng người nhiễm mới và tử vong tăng cao.

khong de dut gay nen kinh te
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo nhân dân).

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, bức tranh kinh tế của hơn 8 tháng qua chủ yếu mang "gam trầm". Trong đó, hơn 85 nghìn DN buộc phải rời thị trường; thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD; hoạt động du lịch gần như đóng băng hoàn toàn...

Chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương giảm mạnh. Cụ thể: Đồng Tháp giảm 10,9%, Khánh Hòa giảm 7,9%, Bến Tre giảm 6,9%, TP.HCM giảm 6,6%, Trà Vinh giảm 4%, Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 3%...

Về tình hình lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp tại thời điểm 01/8/2021 giảm 5,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 10,6% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực DNNN giảm 0,8% và giảm 4,3%; DN ngoài Nhà nước giảm 5,6% và giảm 9,7%; DN có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6% và giảm 12%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các DN ngành khai khoáng giảm 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 5,8% và giảm 11,4%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí giảm 0,1% và tăng 2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,7% và giảm 4,1%.

Nền kinh tế đứng trước 3 rủi ro, thách thức từ bên ngoài mà rủi ro lớn nhất vẫn là dịch Covid-19 với biến chủng Delta diễn biến khó lường, đặc biệt các đối tác quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề; thứ hai là căng thẳng thương mại và công nghệ leo thang giữa nhiều nước; thứ ba là địa chính trị phức tạp, thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế.

Thực tế đang cho thấy, những cảnh báo về dịch bệnh, dù đã được đưa ra từ sớm, nhưng chỉ cần một sự lơ là mất cảnh giác hay một tác động chủ quan, cũng có thể khiến tình thế trở nên khó kiểm soát.

Không chỉ có dịch bệnh, đang mùa bão lũ, những tác động của thiên tai cũng sẽ trở nên khó lường nếu chúng ta chủ quan. Đặc biệt, với các vùng miền khó khăn nhất. Chỉ cần một đợt mưa lũ, những làng xóm, đồng ruộng đang trù phú, đang chờ gặt hái, có thể sẽ mất trắng.

Thêm nữa, các vấn đề về môi trường, cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh… cũng cần phải làm quyết liệt hơn nữa, tạo thuận lợi, ít chi phí hơn. Tình trạng các đối tác rục rịch chuyển đơn hàng với các đối tác khác bên ngoài Việt Nam trong tuần đầu tháng 9 vừa qua là một cảnh báo. Cần phải đưa nền kinh tế dần quay trở lại trạng thái bình thường mới. Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, mở rộng vùng xanh… Môi trường kinh doanh phải thông thoáng hơn để giữ và thu hút các luồng vốn đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam.

Nền kinh tế đất nước đang trong một giai đoạn đầy cam go với những thử thách khắc nghiệt đòi hỏi sự quyết tâm, đoàn kết, nhất trí cao từ tất thảy các cấp. Chính vì thế, Chính phủ nhất quán quan điểm điều hành cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đó là, cùng với quyết liệt phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan, cần tập trung phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Tất cả trên tinh thần không để đứt gãy nền kinh tế, giữ cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chúng ta bước qua gần 3/4 kỳ kế hoạch của năm 2021 với những thử thách khắc nghiệt chưa từng có, nhưng dường như, hiển hiện trước mặt vẫn thật nhiều mối lo: Đại dịch dù đã có những dấu hiệu được khống chế, nhưng các nguy cơ vẫn hiện hữu; Nguồn lực trong dân và DN cũng đang cạn kiệt… Thế nên, ta sẽ thúc đẩy từ đâu để tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế? Khoan sức dân. Tạo lập những chính sách có lợi cho dân, cho DN phát triển theo đúng khuôn khổ pháp luật… Và thật nhiều giải pháp khác cần được triển khai đồng bộ, thông suốt. Đó là những vấn đề đặt ra và cần có câu trả lời xác đáng!(?).

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load