Thứ tư 24/04/2024 13:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khốc liệt hạn mặn

14:32 | 07/04/2020

(Xây dựng) - Với những gì diễn ra ở ĐBSCL đang cho thấy tác động của biến đổi khí hậu có thể đến nhanh hơn và nghiêm trọng hơn những gì ta tưởng.

khoc liet han man
Ảnh nguồn: Báo Tin tức

ĐBSCL rộng hơn 4 triệu héc-ta, là nơi sinh sống của gần 20 triệu đồng bào, là vựa lúa lớn nhất của cả nước và thuộc loại lớn trên thế giới, là vùng phát triển quan trọng về thủy sản và cây ăn trái. Nhưng hôm nay, vùng đất này đang phải đối mặt với một cơn khát lịch sử...

Các yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng, tạo áp lực lớn đến vựa lúa của vùng ĐBSCL. Thực tế hơn 20 năm qua cho thấy, chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những yếu tố cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Tại ĐBSCL, các giải pháp tái định cư dân vùng lũ vào các cụm tuyến dân cư đã được thực hiện từ khá sớm, từ năm 1996. Sau năm 2000, giải pháp bắt đầu chuyển dần sang những phương án sống chung với lũ.

Nhưng, dường như các chính sách, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL trong thời gian qua vẫn thiên về ứng phó với vấn đề thừa nước và tái định cư tại chỗ, chứ chưa có các định hướng mang tính chiến lược và phương án cụ thể để ứng phó với hạn hán và nguy cơ xâm nhập mặn. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi địa mạo dòng chảy, sụt lún, sạt lở bất thường… ngày càng diễn ra trầm trọng. Rất nhiều lý giải đã được đưa ra, trong đó, các tác động của con người và biến đổi khí hậu được chỉ rõ với những bằng chứng cụ thể.

Chẳng hạn, tình trạng sạt lở, bên cạnh những tác động tự nhiên về dòng chảy, đặc tính địa chất tại bờ… thì việc những tác động nhân tạo như làm các công trình hạ tầng, khu dân cư lấn sông, phương tiện vận tải sông quá lớn và tốc độ quá nhanh, các công trình hộ bờ làm sai… và nhất là khai thác cát tùy tiện đã khiến vùng đất này ngày một chìm sâu vào những khó khăn.

Thực ra, những cảnh báo về tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được các nhà khoa học đưa ra từ gần 20 năm trước. Theo kịch bản phát thải cao, thì cuối thế kỷ XXI, Việt Nam có thể mất đến 2,5 triệu héc-ta đất và 10 triệu dân buộc phải di cư. Một phần lớn diện tích của ĐBSCL sẽ bị mất do ngập nước và xâm nhập mặn.

Rất nhiều người từng cho rằng những con số nêu trên chỉ có ý nghĩa tham khảo và cho dù biến đổi khí hậu có hiện hữu đi nữa thì hậu quả cũng không nghiêm trọng đến như thế, và rằng chúng ta còn nhiều thời gian từ đây cho đến tận cuối thế kỷ để xử lý những hậu quả này từng bước một.

Thế nhưng, ngay trong những ngày tháng này, ĐBSCL đã điêu đứng bởi hạn và xâm mặn. Hàng ngàn héc-ta lúa đông xuân của Sóc Trăng đang rơi vào tình cảnh hấp hối. Các vựa trái cây ở Tiền Giang cũng lay lắt bởi thiếu nước tưới.

Nguồn nước ở ĐBSCL ngày càng suy kiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển bền vững đối với khu vực này. Người dân trồng lúa, trồng cây ăn trái vốn chiếm số đông ở ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị mất sinh kế, mất việc làm, mất thu nhập. Và, rất có thể, một bộ phận sẽ bị buộc phải trở thành dân tỵ nạn môi trường - những người buộc phải di cư kiếm sống do không thể canh tác trên chính mảnh đất của mình.

Lại thêm một mùa hạn mặn, nhưng lần này khốc liệt và dai dẳng hơn những năm trước. Đến bao giờ mới hết hình ảnh những dòng kênh trơ đáy, những chiếc xuồng chỏng chơ trên nền bùn khô nứt nẻ, những miệt vườn héo rũ vì thiếu nước ngọt, vì mặn xâm nhập?!

Nguy cơ ấy, chúng ta cần sớm nhìn thấy rõ để có giải pháp hữu hiệu, chủ động khắc phục những yếu tố bất lợi và có kế sách ứng phó trong tình huống xấu nhất.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load