Thứ sáu 19/04/2024 15:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hướng về cơ sở, mở rộng đối tượng khen thưởng là công nhân, lao động

18:51 | 28/10/2021

Thảo luận dự án Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, các đại biểu QH cho rằng cần nâng chất lượng thi đua, khen thưởng, chặt chẽ về tiêu chí nhưng cần mở rộng đối tượng để khích lệ, tạo sự lan tỏa.

huong ve co so mo rong doi tuong khen thuong la cong nhan lao dong
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 2, sáng 28/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Các đại biểu cho rằng cần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, chặt chẽ về tiêu chí nhưng cần mở rộng đối tượng để khích lệ, động viên, tạo sự lan tỏa…

Khen thưởng phải chính xác

Các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình, dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội; nhất trí về sự cần thiết sửa đổi toàn diện luật hiện hành, để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề mới phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng trong luật phải bảo đảm chính xác, không trùng lặp, chồng chéo; chú trọng khen thưởng tập thể ở cơ sở, khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh; doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học; khắc phục cơ bản những hạn chế, vướng mắc về thẩm quyền, đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục khen thưởng.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) kiến nghị tiếp tục rà soát, cải tiến hồ sơ thủ tục; mở rộng thêm các trường hợp được xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản.

Đại biểu cho rằng đã rõ thành tích, công trạng thì tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trực tiếp quyết định hình thức khen thưởng, không nhất thiết mọi việc phải thông qua Hội đồng Thi đua-Khen thưởng.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) khẳng định, không thể phủ nhận vai trò, động lực và những hiệu quả to lớn các phong trào thi đua đem lại đối với đời sống xã hội và trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã có những điều chỉnh, bổ sung về hình thức, phạm vi thi đua. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, nội dung thi đua trong dự thảo luật sửa đổi vẫn còn mang nặng tính hành chính và tính chất nhà nước...

Theo đại biểu, thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện, tự giác của cá nhân, tập thể phấn đấu vì những mục đích chung, hướng đến những điều tốt đẹp, mục tiêu cao hơn trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh... phát huy được sức mạnh của từng cá nhân, tập thể trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu, phạm vi và hình thức tổ chức thi đua phụ thuộc vào từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng chứ không phải tất cả đều giống nhau.

Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát và bổ sung phạm vi, thẩm quyền của đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua để có quy định khuyến khích mọi hình thức thi đua với sự tham gia của đa dạng, đông đảo các thành phần, tầng lớp xã hội.

Về nội dung khen thưởng, theo đại biểu, vấn đề quan trọng đặt ra là làm sao khắc phục được tính hình thức và chạy theo thành tích trong thi đua, khen thưởng, nhất là trong khen thưởng.

Để giải quyết được vấn đề đó, luật sửa đổi phải có những quy định cụ thể, rõ ràng. Theo quan điểm của đại biểu Phạm Hùng Thắng, khen thưởng phải theo công trạng, phải dựa trên công trạng của các cá nhân, tập thể đạt được; có như vậy mới thực sự động viên được đối tượng được khen thưởng và khích lệ cộng đồng xã hội học tập, phát huy và hướng tới.

"Đề nghị rà soát lại để có sự thống nhất giữa nội hàm khái niệm khen thưởng và loại hình khen thưởng, nếu không sẽ dẫn đến việc khi quy định các tiêu chuẩn cụ thể sẽ mất đi bản chất thực sự của khen thưởng là ghi nhận công trạng; và nếu thống nhất được vấn đề này, các điều khoản quy định cụ thể của phần khen thưởng sẽ cụ thể, rõ ràng hơn," đại biểu Thắng nhấn mạnh.

Một trong những nội dung nhiều đại biểu quan tâm là so với quy định hiện hành, dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sỹ nhân dân", "Nghệ sỹ ưu tú" đối với nhạc sỹ, phát thanh viên.

Về nội dung này, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) cho rằng không nên bỏ xét tặng danh hiệu này đối với nhạc sỹ. Đại biểu nhất trí với việc không đưa phát thanh viên vào đối tượng được xét tặng nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú nhưng vẫn giữ lại đối tượng là nhạc sỹ vì đây là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo.

“Nếu không có nhạc sỹ thì lấy đâu ra tác phẩm để nghệ sỹ, ca sỹ, nhạc công thể hiện,” đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu, nhạc sỹ không phải nghệ sỹ biểu diễn, nhưng phải khẳng định rằng, họ vẫn là nghệ sỹ, là người gián tiếp quan trọng tạo ra các sản phẩm sáng tạo đến với công chúng, giống như các đạo diễn, quay phim, họa sỹ, âm thanh, biên đạo…

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) lại cho rằng, từ lâu, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật là giải thưởng dành cho các tác phẩm xuất sắc, nếu nhạc sỹ có tác phẩm hay, xuất sắc, được ghi nhận thì sẽ được trao tặng các giải thưởng này.

Danh hiệu nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú là tặng cho người biểu diễn nghệ thuật. Trong trường hợp nhạc sỹ cũng tham gia biểu diễn thì có thể được xét tặng danh hiệu này, còn ngược lại khi không nên xét tặng.

Đưa thư khen vào Luật Thi đua, khen thưởng

Đại biểu Phan Văn Xựng (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng Luật Thi đua, khen thưởng sau 17 năm thực hiện, qua 2 lần sửa đổi (năm 2005, 2013) đã đi vào cuộc sống, góp phần động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hăng hái thi đua, giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

huong ve co so mo rong doi tuong khen thuong la cong nhan lao dong
Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Công tác thi đua, khen thưởng đã cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân phát huy sáng kiến trên tất cả các lĩnh vực, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ...

Tuy nhiên, theo đại biểu, luật vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, bất cập, như: tiêu chí xét tặng, thẩm quyền và việc công nhận danh hiệu thi đua có điểm chưa thống nhất; quy định đối tượng, tiêu chuẩn của một số hình thức khen thưởng còn chưa cụ thể, khó áp dụng; chưa thực sự chú trọng khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác và khen thưởng tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo…

Về khen thưởng đối với tập thể cơ sở, tập thể nhỏ, đại biểu Phan Văn Xựng cho rằng, dự thảo luật đã bỏ quy định tặng "Huân chương Lao động" hạng Nhất, Nhì, "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng Nhất, Nhì đối với tập thể không thuộc đối tượng tặng Cờ thi đua là chưa phù hợp với chủ trương khen thưởng hướng về tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất.

Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo các tập thể không thuộc đối tượng tặng Cờ thi đua được xét tặng thưởng "Huân chương Lao động" hạng Nhất, Nhì, "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng Nhất, Nhì như quy định hiện hành.

Nhiều đại biểu kiến nghị có quy định rõ hơn về nguyên tắc, trách nhiệm và việc xử lý vi phạm của cơ quan, đơn vị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, của cá nhân trong thi đua, đề nghị khen thưởng và quyết định khen thưởng; đồng thời, quy định chặt chẽ về điều kiện, thủ tục, nhưng nên mở rộng đối tượng để khích lệ, động viên.

Các đại biểu Quốc hội thống nhất với những hình thức khen thưởng, nhưng cho rằng Thư khen của Chủ tịch nước đối với các cá nhân, tập thể có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên, nên bổ sung vào Luật Thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, không nên so sánh việc khen thưởng giữa các ngành, các cá nhân, vì mỗi nơi có những đặc điểm và tiêu chuẩn khen thưởng khác nhau.

Khắc phục tình trạng không công bằng

Giải trình về những nội dung các đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt cơ quan soạn thảo cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, nghiên cứu cùng với Ủy ban Xã hội và các cơ quan có liên quan bổ sung, hoàn thiện dự án luật để tới đây trình Kỳ họp lần thứ 3, Quốc hội khóa XV vào tháng 6/2022.

huong ve co so mo rong doi tuong khen thuong la cong nhan lao dong
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi lần này có diện bao phủ rất rộng, cả hệ thống chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội, tập thể, cá nhân, gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tập thể, cá nhân người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Nguyên tắc đầu tiên Ban soạn thảo đã quán triệt rất rõ và thể hiện đồng bộ, đó là phải đảm bảo tính bao trùm, toàn diện, hợp lý, công bằng, bình đẳng, khoa học, thực tiễn và tạo ra tâm lực mới cho thi đua, khen thưởng.

Nguyên tắc thứ hai, đó là phải đảm bảo tính kế thừa và đổi mới. Kế thừa những điều khoản, những nội dung, vấn đề thực tiễn đã chứng minh rất hợp lý, có sức lan tỏa, có tính ổn định, kể cả tên danh hiệu và nghiên cứu để đổi mới những vấn đề xuất phát từ thực tiễn, hướng mạnh hơn về khu vực ngoài nhà nước và khen thưởng cho người trực tiếp lao động sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu, nhất là đối tượng là công nhân, nông dân, doanh nghiệp, doanh nhân trí thức, nhà khoa học...

Đặc biệt là hướng về cơ sở để khen thưởng cho các tập thể cơ sở và chú trọng hơn tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Nguyên tắc thứ ba, vừa phải đảm bảo mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, trong thi đua có danh hiệu thi đua, trong các hình thức khen thưởng cũng có danh hiệu thi đua.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, thành tích đến đâu thì khen thưởng đến đó để khắc phục tình trạng khen thưởng nặng về cộng dồn thành tích, tích lũy thành tích, không công bằng và ở mặt nào đó có tính hình thức các khen thưởng. Đặc biệt, chú trọng khen thưởng đối với khu vực ngoài nhà nước, cho người trực tiếp lao động sản xuất và công tác, học tập, chiến đấu.

Sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng phù hợp thực tiễn

Bà Huỳnh Thị Ánh Sương, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi nhất trí về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng để thể chế hóa đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề phát sinh phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương cũng thống nhất với việc phân cấp cho các bộ, ban, ngành và cấp tỉnh trong quy định cụ thể đối tượng, tiêu chí xét tặng các danh hiệu thi đua và khen thưởng để sát với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương.

huong ve co so mo rong doi tuong khen thuong la cong nhan lao dong
Các đại biểu Quốc hội dự kỳ họp tại điểm cầu Quảng Ngãi. (Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN)

Đồng thời, bà Sương đề nghị bổ sung quy định: “Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành” các điều khoản này bằng việc ban hành các nhóm đối tượng, tiêu chí chung và có quy định theo hướng mở để các cơ quan, địa phương quy định đối tượng, tiêu chí phù hợp với đặc điểm của mình.

Quy định này sẽ bảo đảm việc thực hiện thống nhất giữa các địa phương và bộ, ban, ngành trong việc xét, đánh giá và công nhận danh hiệu; khắc phục tình trạng mỗi địa phương, bộ, ban, ngành thực hiện theo một cách khác nhau, dẫn đến không công bằng trong thi đua, khen thưởng (tức là nơi quy định chặt, nơi thì mở, dễ dàng).

huong ve co so mo rong doi tuong khen thuong la cong nhan lao dong
Bà Huỳnh Thị Ánh Sương, Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi tham gia đóng góp ý kiến. (Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN)

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Liên Hương - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi thì cho rằng, dự thảo luật giao quá nhiều cơ quan quy định tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hướng dẫn thi hành luật, như có 7 Điều giao Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chuẩn, danh hiệu xét tặng (các Điều 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28); 8 Điều giao bộ, ban, ngành, tỉnh, cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn (các Điều 21, 23, 24, 25, 29, 69, 73, 74); 33 Điều giao Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thủ tục, điều kiện…

Theo bà Hương, nên liệt kê đầy đủ các tiêu chuẩn ở các hình thức khen thưởng bậc cao để không phải giao cho Chính phủ quy định, hướng dẫn ở nghị định, vì hiện tại dự thảo luật cũng đưa ra tiêu chuẩn nhưng chưa đủ mà dự thảo Nghị định của Chính phủ kèm theo cũng liệt kê./.

Theo Đỗ Bình (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bế mạc Kỳ họp 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba

    (Xây dựng) - Ngày 15/4, tại La Habana - Cộng hòa Cuba, với sự hiện diện của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Ricardo Cabrisas Ruiz – Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Cuba - Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Cuba cùng các thành viên chính thức của Đoàn đại biểu hai nước đã tiến hành trọng thể Lễ bế mạc và Lễ ký Biên bản Kỳ họp 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba.

    10:25 | 17/04/2024
  • Việt Nam và Cuba hợp tác cùng phát triển qua cơ chế Ủy ban Liên chính phủ

    Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, chiều 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư Nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas.

    08:29 | 17/04/2024
  • Đảm bảo hiệu quả trong chương trình mục tiêu phát triển vùng dân tộc thiểu số

    Chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Tờ trình về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

    22:37 | 16/04/2024
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    22:27 | 16/04/2024
  • Đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn đồng hành cùng phát triển

    Bí thư thứ nhất Cuba mong muốn có thêm doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Cuba để phát huy hiệu quả thế mạnh của mỗi nước, đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển.

    18:27 | 16/04/2024
  • Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành để giúp Cuba vượt khó

    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định lãnh đạo và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam-Cuba và sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba anh em trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay; đề nghị Chính phủ Cuba quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành công tại Cuba.

    11:03 | 16/04/2024
  • Điều chỉnh 4 nội dung liên quan đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh tiến độ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời bổ sung 3 dự án, dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

    21:57 | 15/04/2024
  • Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong 4 ngày

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

    19:27 | 15/04/2024
  • Bình Dương còn nhiều khó khăn trong phát triển giao thông

    (Xây dựng) - Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc. Tham gia Đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông…

    19:20 | 15/04/2024
  • Cần có cơ chế sớm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba

    Sáng 14/4 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đến thăm, làm việc với Đặc khu phát triển Mariel (ZEDM), Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba (CIGB) và các dự án đầu tư của Việt Nam tại ZEDM.

    08:54 | 15/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load