Thứ sáu 19/04/2024 10:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

19:26 | 08/12/2020

(Xây dựng) - Tình hình tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam hiện đang tăng mạnh, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001 - 2010, nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010 và khoảng 11% trong giai đoạn 2011 - 2015; Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 83% và 86% vào năm 2020 và 2030… Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023.

huong toi muc tieu tang truong xanh va phat trien ben vung
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra các chính sách tiết kiệm năng lượng: Giảm cường độ năng lượng xuống từ 1 - 1,5% mỗi năm theo Nghị quyết của Đại hội Đảng khóa XII; Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị: Tỉ lệ TKNL trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với BAU đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

Theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về SDNL TK&HQ, giảm tiêu thụ năng lượng 5 - 7% so với tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc giai đoạn 2019-2025 và giảm 8 - 10% giai đoạn 2019 - 2030.

Theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn đến năm 2050: giai đoạn 2010 - 2020: giảm phát thải khí nhà kính từ 8 - 10% so với năm 2010; và định hướng đến năm 2030 giảm phát thải khí nhà kính xuống ít nhất 1,5 - 2% mỗi năm;

Theo báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam đã cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021 - 2030 so với kịch bản thông thường (BaU) bằng nguồn lực trong nước và có thể tăng lên đến 25% khi nhận được sự hỗ trợ của quốc tế.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 được thực hiện thành 2 giai đoạn từ 2019 - 2025 và 2026 - 2030 với các nhiệm vụ chủ yếu: Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ); Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về SDNL TK&HQ đối với các hoạt động như sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất,…; Xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin về năng lượng và SDNL TK&HQ; Tăng cường năng lực về SDNL TK&HQ; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về SDNL TK&HQ.

Theo Quyết định được ký ban hành ngày 13/3/2019, Chương trình nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tranh thủ kinh nghiệm và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) 2019 - 2030 là huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy SDNL TK&HQ thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu KHCN và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực SDNL TK&HQ.

Bên cạnh đó, hình thành thói quen SDNL TK&HQ trong mọi hoạt động xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; TKNL trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Tùng Chi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load