Thứ tư 11/12/2024 20:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Lập Thạch - Vĩnh Phúc

Hướng phát triển kinh tế trang trại

13:09 | 16/08/2010

Hiện nay, Lập Thạch có 89 trang trại lớn nhỏ bao gồm: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại thuỷ sản và trang trại tổng hợp. Diện tích các trang trại đang sử dụng là 293 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 44,1 ha, đất lâm nghiệp 140,9 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 110,7 ha.

Hàng năm, giá trị hàng hoá do các trang trại tạo ra đạt trên 23 tỷ đồng, thu nhập nhập từ các trang trại đạt 4 triệu đồng. Như vậy, so với tiềm năng quỹ đất với trên 4.000 ha có thể phát triển trang trại thì số lượng và giá trị thu nhập từ các trang trại còn rất khiêm tốn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ 18 đã xác định, mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện vẫn là nông nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi, hướng các mô hình kinh tế, đặc biệt là các trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Với chủ trương đó, trong những năm qua, Lập Thạch đã xuất hiện thêm nhiều mô hình kinh tế mới cho thu nhập cao. Theo báo cáo của Phòng kinh tế huyện, đến nay (27/7/2010) trên địa bàn có 153 mô hình kinh tế có thu nhập từ 40 đến 200 triệu đồng/ năm, trong đó có 89 mô hình trang trại (có từ 2 ha trở lên). Hiện nay, Lập Thạch đang khuyến khích các trang trại chuyển hướng phát triển kinh tế, hướng vào sản xuất hàng hóa, hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, những năm gần đây, Lập Thạch đó xuất hiện nhiều cách làm ăn mới cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như phong trào trồng cây Thanh Long lõi đỏ ở Vân Trục cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ ha. Người mạnh dạn đi đầu chuyển mô hình trang trại trồng cây ăn quả và trồng bạch đàn sang trồng cây Thanh Long lõi đỏ là gia đình ông Hà Công Chính, thôn Đồng Núi, xã vân Trục. Với mô hình trang trại chuyển đổi có hiệu quả, tại xã Vân Trục đã có 20 gia đình đã phá bỏ vườn tạp trồng cấy Thanh Long với diện tích 3,5ha. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Vân Trục cho biết: chúng tôi đang khuyến khích các hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại bằng việc phá bỏ vườn tạp, tận dụng đất bỏ không, đất đồi rừng sang phát triển cây Thanh Long lõi đỏ. Dự kiến, năm 2010 xã sẽ phát triển lên 35 ha với trên 100 hộ. Như vậy, số trang trại của xã sẽ phát triển tăng gấp 2-3 lần so với hiện tại (4 trang trại).

Hiện nay, mô hình phát triển trang trại đưa cây Thanh Long lõi đỏ vào sản xuất đã phát triển ra các xã Xuân Hoà và Ngọc Mỹ. Do giá trị hiệu quả kinh tế cao, đã có nhiều địa phương như: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Dương, Thái Nguyên đến tham quan, học tập, mua giống về trồng. Đây có thể xem là một trong hướng đi tích cực trong phát triển kinh tế Lập Thạch nói chung, kinh tế trang trại nói riêng. Được biết, Sở No&PTNT đang lập dự án trồng cây Thanh Long lõi đỏ, dự kiến sẽ triển khai thí điểm gần 100 ha tại một số xã trên địa bàn huyện Lập Thạch.

Một mặt hướng các trang trại chuyển hướng phát triển kinh tế, Lập Thạch quan tâm đến phát triển các mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại, thế mạnh trong phỏt triển kinh tế của huyện. Tận dụng quỹ đất dồi dào, hầu hết các trang trại đó thay đổi nếp nghĩ, chuyển hướng đầu tư nhỏ lẻ, manh mún trước đây sang đầu tư, sản xuất với qui mô lớn, hiện đại. Trên địa bàn huyện đã có hàng chục chủ trang trại đầu tư 300 - 400 triệu đồng xây chuồng trại, ký hợp đồng chăn nuôi gia công cho Công ty Japha Việt Nam, với số lượng từ 5.000-10.000 con gà công nghiệp, cho thu nhập 150-200 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, hầu hết chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Anh Hoàng Ngọc Sơn, thôn Kiên Định, xã Quang Sơn cho biết: Làm theo mô hình chăn nuôi công nghiệp phải đầu tư lớn như: Từ việc quy hoạch, xây dựng theo hệ thống chuồng trại tập trung, chăm sóc theo hệ thông liên hoàn, tự động. Con giống phải được chọn lọc kỹ càng, thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là công tác phòng bệnh. Hiện nay, trang trại gia đình anh Sơn với diện tích 6 ha đang nuôi 100 con lợn nái, 1000 con lợn thịt và gần 5 ha nuôi thả cá. Nguồn thu trang trại của gia đình anh mỗi năm đạt 600 - 700 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, gia đình anh c n tạo việc làm cho 4 lao đồng, với mức khoán 4 triệu đồng/ tháng. Bản thân Anh Sơn đang giữ cương vị Chủ tịch UBND xã, luôn hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Đồng thời, với thành công trong phát triển kinh tế trang trại, anh đã tích cực giúp đỡ kỹ thuật, con giống cho các trang trại địa phương phát triển. Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn xã đã phát triển lến đến gần 30 trang trại, mỗi trại trại cho thu nhập bình quân trên dưới 100 triệu đồng/ năm, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của xã….

Như vậy, đến thời điểm này này có thể khẳng định rằng, phát triển kinh tế trang trại ở Lập Thạch theo hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng. Bước đầu, kinh tế trang trại ở Lập Thạch đó khai thỏc được tiềm năng, thế mạnh của một huyện nông nghiệp miền núi giàu tiềm năng đất đai, sức lao động và sự năng động sáng tạo của con người nơi đây. Đồng thời, nhờ phát triển kinh tế trang trại đó giúp cho Lập Thạch tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác, sản xuất, góp phần tích cực công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.

PV

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load