(xây dựng) - Vụ QHKT hướng dẫn Hội quy hoạch phát triển đô thị Thừa Thiên - Huế:
Việc lập quy hoạch chung đô thị mới phải được tiến hành theo 2 bước: lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và lập, phê duyệt đồ án quy hoạch.
Một tiết học về quy hoạch đô thị dành cho sinh viên Việt Nam tại Australia
Trong nhiệm vụ quy hoạch phải xác định quy mô, phạm vi hợp lý để lập quy hoạch chung đô thị dựa trên các luận cứ khoa học và thực tiễn; những tiềm năng, động lực, cơ sở hình thành và phát triển đô thị. Đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của khu vực và phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.
Đối với đô thị mới dự kiến là đô thị loại V (không có khu vực ngoại thị), ranh giới lập quy hoạch chỉ xác định trên phạm vi khu vực phát triển tập trung và các khu vực lân cận đang có xu hướng đô thị hóa, không xác định theo ranh giới hành chính của xã.
Việc dự báo, tính toán quy mô dân số, đất đai theo các giai đoạn quy hoạch cần phải dựa trên dân số hiện trạng trong khu vực lập quy hoạch. Các chỉ tiêu quy hoạch phải phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Đồ án quy hoạch chung đô thị mới cần phải phù hợp với Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với trường hợp đô thị mới nêu tại văn bản số 18/HQH-VP ngày 19/6/2015 của Hội quy hoạch, trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chung phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Đồ án quy hoạch chung đô thị mới được duyệt là cơ sở để lập Đề án phân loại đô thị.
Về thành phần hồ sơ và nội dung Đồ án quy hoạch chung đô thị mới cần thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ, Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010, Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011, Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng.
Theo Văn phòng BXD