Thứ sáu 04/10/2024 09:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hưng Yên: Chùa cổ hơn 300 năm bị phá dỡ, gây bức xúc dư luận

12:27 | 30/03/2015

Đã hơn 1 tháng nay, người dân thôn Vĩnh An, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên rất bức xúc trước việc ngôi chùa cổ An Tháp hơn 300 năm bỗng dưng bị một số người tự ý phá dỡ để xây mới, trong khi chưa xin phép các cấp có thẩm quyền

Đây là lần thứ hai tại thôn Vĩnh An xảy ra việc tự ý phá dỡ di tích cổ trái với Luật di sản văn hóa. Trước đó, năm 2012, đình Ngu Nhuế là di tích lịch sử cấp Quốc gia cũng đã bị phá dỡ, gây nhiều bất bình trong dư luận.

Tan hoang ngôi chùa cổ

Người dân thôn Vĩnh An cho biết: Đúng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, khi người dân vui mừng đón năm mới, sáng mùng 3 Tết, ngôi chùa An Tháp bất ngờ bị một số người tự ý phá dỡ và tuyên bố là sẽ xây chùa mới. Cả dân làng ngỡ ngàng chưa kịp hiểu ngô khoai ra sao, toàn bộ ngôi chùa đã bị san phẳng.

Những cấu kiện kiến trúc cũ đã bị chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại một số ít đồ điêu khắc gỗ còn chỏng trơ. Người dân càng bất bình hơn khi ngôi chùa cũ bị phá dỡ, ngay trên nền cũ, ngôi chùa mới đã gấp rút được thi công.

Theo các vị cao niên ở thôn Vĩnh An, chùa An Tháp là ngôi chùa cổ kính, có niên đại trên 300 năm, mang đậm nét kiến trúc thời Lê, nằm trong quần thể di tích đình Ngu Nhuế. Ngôi chùa tọa lạc tại nơi phong thủy hữu tình, ẩn mình dưới bóng cây cổ thụ với vẻ đẹp trầm mặc soi bóng bên bờ sông Bắc Hưng Hải thơ mộng.

Chùa được xây dựng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc.” Mái chùa được dựng với 8 mái đao cong vút chạm trổ đầu rồng. Bên trong ngôi chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều mảng điêu khắc theo lối kiến trúc cổ, hoa văn sinh động và độc đáo, với các linh vật luôn hóa đổi thành chim muông, hoa lá, cùng cảnh sắc thiên nhiên phong vân vần vũ, góp phần bổ khuyết cho kiến trúc; đồng thời nâng cao giá trị mỹ thuật, tôn thêm vẻ uy linh, nghiêm cẩn, in đậm dấu ấn đặc trưng của thời Hậu Lê. Ngoài ra, tại đây còn lưu giữ một số cổ vật quý như tượng phật cổ, các hoành phi câu đối được chạm khắc tinh xảo...

Ngôi chùa An Tháp cổ kính vốn đẹp và lưu giữ nhiều nét kiến trúc giá trị là vậy nên khi bất ngờ bị đập bỏ để xây mới, dân làng Vĩnh An vô cùng tiếc nuối và phẫn nộ. Người dân cho rằng, đã có một số người tự đứng lên thành lập ban kiến thiết và tự ý phá dỡ xây dựng dẫn đến việc làm sai quy trình, trái với Luật Di sản văn hóa. Việc xuống cấp của ngôi chùa cần phải được trùng tu, nâng cấp, tuy nhiên một số người dân ở đây đã tự ý tháo dỡ hoàn toàn ngôi chùa để xây mới mà chưa xin phép các cấp có thẩm quyền.

Qua mặt chính quyền địa phương

Người dân thôn Vĩnh An cho biết, họ không đồng tình với việc một số người tự đứng lên thành lập Ban kiến thiết và tự ý tháo dỡ xây dựng dẫn đến việc làm sai quy trình, trái với Luật Di sản văn hóa.

Ông Hoàng Khắc Dược và nhiều người trong thôn chưa hết bất bình cho rằng, lẽ ra việc phá dỡ hay xây mới chùa đều phải có sự bàn bạc với dân, phải có sự đồng thuận, nhưng mọi người dân đều không được biết, không được bàn; ngược lại do một nhóm người nào đó ngấm ngầm tự ý, là có động cơ mục đích riêng nên gây xôn xao dư luận.

Chính quyền thôn Vĩnh An cũng kịch liệt phản đối, cho rằng Ban kiến thiết lâm thời chùa An Tháp tự ý tháo dỡ chùa đúng vào những ngày nhân dân đang vui Tết đón Xuân để tạo tình huống bất ngờ rằng "sự việc đã rồi."

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng thôn Vĩnh An, dù chùa An Tháp có một số hạng mục đã xuống cấp cần phải tu sửa, thôn cũng đã lên phương án để đảo ngói và trùng tu nhưng một số người tự đứng lên và phá chùa, không thông qua lãnh đạo thôn, xã và nhân dân nên đây là việc làm sai cần phải xử lý.

Ông Lương Đình Quyên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Khúc cho biết: xã đang hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên và các ngành chức năng trình việc tu sửa nền, nâng mái chùa An Tháp, hồ sơ trên vẫn còn nằm ở Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Khúc chưa kịp trình các cấp có thầm quyền, một bộ phận người dân của thôn Vĩnh An đã tự ý tháo dỡ hoàn toàn chùa cũ và thi công xây mới.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban Nhân dân xã đã tiến hành lập biên bản đình chỉ tháo dỡ chùa, tuy nhiên, Ban kiến thiết chùa An Tháp vẫn cố tình thi công. Mới đây, Ủy ban Nhân dân xã lại tiếp tục lập biên bản lần 2 để đình chỉ thi công nhưng mọi việc vẫn không chuyển biến.

Về phía Ban kiến thiết chùa An Tháp, ông Lê Văn Thắng tự xưng là Trưởng ban khăng khăng khẳng định, việc phá dỡ và xây mới là làm theo ý nguyện của nhân dân khi ngôi chùa đã cũ, còn Luật Di sản văn hóa đề ra như thế nào, ông cũng không rõ. Sự thiếu hiểu biết của vị gọi là Trưởng ban này đã làm cho nhiều người dân càng thêm bức xúc.

Người dân Vĩnh An chưa quên vụ việc "động trời" năm 2012, cũng tại quần thể di tích nơi đây đã xảy ra việc tự ý trùng tu và dịch chuyển di tích lịch sử Quốc gia đình Ngu Nhuế ra khỏi vị trí cũ hơn 20m không xin phép các cấp có thầm quyền, nay lại xẩy ra tình trạng phá chùa nói trên.

Ông Nguyễn Văn Hậu và nhiều người dân Vĩnh An bức xúc cho hay: việc đình Ngu Nhuế bị phá dỡ đã hơn 2 năm dù bà con đã kiến nghị nhiều lần, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã có ý kiến chỉ đạo chấn chỉnh song đến nay mọi việc đã đi vào quên lãng. Vì thế mà một số người được thể đã "lấn tới" tự ý phá nốt ngôi chùa cổ trong sự nuối tiếc của cả dân làng. Dân thôn Vĩnh An cũng đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa có hồi âm.

Các cụ cao tuổi trong thôn Vĩnh An cho rằng, di tích đình chùa cổ là nơi lưu giữ những giá trị di sản quý của cha ông để lại, là nơi sinh hoạt cộng đồng để người dân nhớ về nguồn cội, có ý thức nâng niu, gìn giữ những giá trị quý báu mang đậm văn hóa Việt. Nếu cứ tự do phá bỏ, e rằng sẽ chẳng nơi nào còn lưu giữ được những giá trị văn hóa cho đời sau.

Hiện nay, tình trạng phá chùa cổ xây chùa mới diễn ra khá phổ biến ở Hưng Yên. Việc trùng tu, tôn tạo xây mới các di tích đều do các địa phương tự làm không tuân thủ theo nguyên tắc nào, dẫn đến nhiều di tích sau khi được "tân trang" đã biến dạng mất đi nét kiến trúc cổ và những tinh hoa văn hóa truyền thồng.

 

Theo Vietnamplus

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

  • Kiên Giang: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    (Xây dựng) - Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…

  • Văn hóa nghệ thuật – cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển, Đan Mạch

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển và 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển và Đan Mạch năm 2024. Sự kiện diễn ra từ ngày 4 - 12/9/2024, nhằm quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với hai quốc gia Bắc Âu.

Xem thêm
  • Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra vào tối 28/9

    (Xây dựng) - Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30, ngày 28/9/2024 (thứ Bảy) tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

    16:16 | 28/09/2024
  • Phương án bảo tồn biệt thự trăm năm tuổi “nhà lầu ông Phủ” ở Biên Hòa

    (Xây dựng) - Liên quan đến công trình biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (còn gọi là “nhà lầu ông Phủ”), Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa đề xuất 4 phương án để bảo tồn. Trước đó, Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã có ý kiến giữ lại ngôi biệt thự này để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    14:35 | 28/09/2024
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật lần thứ II, hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

    (Xây dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024. Triển lãm là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024).

    11:43 | 28/09/2024
  • Đồng Nai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

    (Xây dựng) - Liên quan biệt thự “nhà lầu ông Phủ” có nguy cơ bị đập bỏ khi thi công dự án đường ven sông Đồng Nai được dư luận quan tâm trong những ngày qua, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại công trình cổ 100 năm tuổi này để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    09:44 | 28/09/2024
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

    05:37 | 27/09/2024
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

    10:34 | 26/09/2024
  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

    11:20 | 25/09/2024
  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

    14:41 | 24/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load