Thứ hai 13/01/2025 23:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hôm nay, vũ trụ bắt đầu chết tạm thời

16:35 | 23/01/2014

Triết lý chung quanh Tết mang tính nguyên hợp và thể hiện tư duy huyền thoại về cái Tết là cái chết tạm thời và sau đó là sự phục sinh của vũ trụ, từ năm cũ bước qua năm mới.

Dưới góc nhìn văn hóa học, cố giáo sư Trần Quốc Vượng chỉ ra một cách sắc sảo để minh chứng rằng, bất cứ sự xê dịch nào về mặt thời gian, hệ giá trị, triết lý, nghi thức cổ truyền của Tết sẽ biến mất!

Tết – cái chết tạm thời của vũ trụ

Những huyền tích về Bánh chưng – Bánh dày được sách vở Lý Trần ghi lại đã phóng rọi về một cái Tết từ thời vua Hùng dựng nước. Ngày trước, bánh chưng làm theo kiểu “bánh tét” với ý nghĩa tượng trưng cặp đôi – linga (chưng)/ iôni (dày), còn triết lý “Trời tròn đất vuông” là một nét văn hóa muộn màng hội nhập từ Trung Hoa.

Triết lý chung quanh Tết mang tính nguyên hợp và thể hiện tư duy huyền thoại về cái Tết là cái chết tạm thời và sau đó là sự phục sinh của vũ trụ, từ năm cũ bước qua năm mới.

Nó tương hợp với triết lý Bác Hồ: “Ví không có cảnh Đông tàn/ Thì sao có cảnh huy hoàng ngày Xuân…”

Cái chung là quy luật tự nhiên của vũ trụ. Cái riêng, triết lý Bác Hồ, là một ẩn dụ triết lý xã hội về đạo đức nhân sinh. Triết lý Tết cổ truyền là cái nhìn tâm linh huyền thoại mang tính biểu trưng, với nhiều biểu tượng và pha màu Đạo giáo.

Bẩy ngày trước ngày đầu năm mới, tức 23 tháng Chạp là ngày chết tạm thời của vũ trụ, theo ước lệ. Bẩy (7) con số thiêng, biểu tượng của vũ trụ, chỉ cái toàn thể, như 3 hồn ở Tim, 7 vía ở Rốn trong toàn thể hồn vía một người đàn ông; Như Đức Phật sơ sinh bên Ấn Độ bước đi 7 bước, tức khắp vùng thế giới.

Một ước lệ khác. Hôm ấy ông Công, ông Táo (vị thần tuy 3 mà 1 trong “Tam vị nhất thể” Thổng công – Thổ địa – Thổ kỳ của Đạo giáo được Việt Nam hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà”  – vị thần Đất – thần Nhà – thần Bếp núc) cưỡi ngựa Cá Chép bay lên Trời để lại dưới hạ giới một cảnh tượng vô chủ - tâm linh. (Cá cũng như rắn là tượng trưng vũ trụ bên dưới, trong cặp Chim/Cá hay Chim/Rắn hay Hươu/Cá của huyện thoại Thái Mường).

Ngày 23 tết được gọi là Tết Ông Công Ông Táo. Người ta làm cỗ cúng tiễn “ông Táo chầu Giời”, người ta mua cá chép sống rồi thả “phóng sinh” xuống ao hồ sông lạch. Nét biện chứng: Từ trong cái chết đã gieo mầm sự sống

Một nét biện chứng khác: Ngày 23 tháng Chạp, người ta dựng Cây Nêu.


Dựng cây Nêu ngày Tết

Cây Nêu ngày Tết của người Việt có tiền thân và tên gọi từ cây tà-leo của các tộc bản nguyên Đông Nam Á (Môn Khơ –me, Tày Thái cổ). Cây Nêu mang ý nghĩa phổ quát của Cây Vũ Trụ, còn gọi là Cây Mặt Trời. Mặt trời được huyền thoại tượng trưng như cánh chim đỏ thắm đậu trên cây vũ trụ mà tượng hình trên cây nêu là túm lông gà sống thiến, miếng vải đỏ hay vật đan hình tròn mắt lưới.

Sự tích cây nêu Việt Nam là một huyền thoại cổ đã được Phật hóa về cành tre treo áo cà sa đức Phật, xua đuổi bầy quỷ dữ từ biển Đông (tượng trưng cho bóng tối, thế lực hắc ám) lợi dụng lúc cuối năm vô chủ - thần linh, ào vào đất liền tranh giành lãnh thổ của Con người. Việc dùng vôi trắng (tượng trưng cho ánh sáng) vẽ cung tên trên sân nhà hướng về Đông cũng xuất phát từ ý nghĩa đó.

Ánh sáng xua tan đêm tối, mặt trời đi ngủ đông, phải dựng nêu tà-leo để đón ánh mặt trời, để mặt trời có chỗ đậu ngay khi vừa tỉnh giấc Xuân.

Để xã hội hài hòa và tương thích với vũ trụ thì từ ngày 23 Tết mọi công việc làm ăn đồng áng, buôn bán… cũng tạm dừng. Từ đây, không ai được vào rừng khai thác, thu lượm cái gì nữa. Xưa các công thư huyện, tỉnh, trấn xứ và triều đình đều đóng cửa nghỉ việc từ hôm đó sau khi đã làm lễ “hạp ấn” (niêm phong mọi con dấu, ấn triện…).

Đến nhà tù (nói chung) cũng không tiếp nhận tù nhân mới. Tóm lại đó là sự dừng nghỉ hoàn toàn, để hợp với cái chết tạm thời của vũ trụ.

Nghi thức thứ hai quan trọng của Tết sau Tết Ông Công là giây phút Giao thừa, điểm thời gian chuyển tiếp giữa năm Cũ – năm Mới, được huyện thoại quan niệm như sự giao hòa Âm – Dương, phối ngẫu Đất Trời, để từ trong cái Chết – Cũ nảy sinh sự Sống – Mới… Giao hòa, giao hợp là triết lý Phồn Thực.

Một ông Táo mới hay cũ mà đổi mới, lại xuống trần thế làm chủ nhà – bếp – đất một năm mới. Người ta bầy cỗ cúng ở ngoài sân để đón ông, mừng ông. Người ta còn thay những Ông Đầu Rau cũ bằng những Ông mới.

Sự sống hồi sinh

Tín ngưỡng cơ bản của người tiểu nông Việt Nam trồng lúa nước cổ truyền, pha đậm đặc thêm bởi ảnh hưởng Đạo Nho là sự thờ cúng Tổ Tiên.

Tháng 12 lịch cổ truyền là tháng Lạp – Chạp, người đi “chạp mả”, sửa sang, thắp hương trên các mộ phần, khấn khứa mời ông bà ông vải tổ tiên về ăn tết cùng con cháu…

Cùng với mâm cỗ cúng Ông Táo cũ 23 tết là cỗ cúng tổ tiên. Cùng với mâm cỗ cúng đón Ông Táo mới phút giao thừa ngoài sân là mâm cỗ cúng Tổ Tiên trên bàn thờ trong Nhà, gian giữa.

Và 3 ngày hay 5 ngày đầu năm mới là 3-5 ngày thường xuyên sửa cỗ cúng Tổ Tiên. Tổ Tiên hưởng hương hoa còn con cháu thụ lộc trong tinh thần cộng cảm, gia đình – thân quyến.

Tình cảm gia đình người Việt Nam xưa nay rất nặng: “Tháng Giêng ăn tết ở nhà”.

Dù đi làm ăn buôn bán nơi đâu quanh năm suốt tháng, gần ngày tết người ta cũng tìm mọi cách trở về quê, về nhà để cúng Tổ Tiên, xum họp gia đình, cộng cảm cùng thân quyến nội ngoại.

Như trên đã nói, lối sống và thế ứng xử Việt 3 ngày Tết cổ truyền là: “Mồng Một thì ở nhà Cha/ Mồng Hai nhà Mẹ, mồng Ba nhà Thầy”. Đó là đạo đức hiếu lễ, đạo đức “tôn sư” của Nho phong.

Vì Tết là Đổi Mới, Sức Sống Mới nên gam màu chủ đạo của việc trang trí Tết là màu Đỏ - tượng trưng màu Máu, màu của Sự Sống và Sự Tái Sinh, theo quan niệm nguyên thủy và được bảo lưu tại văn hóa Phương Đông.

Tết là sự trình diễn những món ăn dân tộc: Giò, Chả, Vây bóng, Thịt mỡ dưa hành. Đúc kết biểu trưng tết, không gì cô súc bằng đôi câu đối: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu – tràng pháo – bánh trưng xanh”.

Như bất cứ lễ hội nào, tết cũng có những thủ tục và những điều kiêng kị. Thủ tục tắm gội tất niên, mặc quần áo mới, nói lời hay ý đẹp, chúc tụng nhau năm mới, hái lộc, xuất hành, khai bút… v.v. Đời Lý Trần có tục lệ rất hay: Trai gái nhà nghèo tự ý ăn ở lấy nhau lúc giao thừa. Kiêng kị ăn nói thô tục, kiêng quét nhà đổ rác ngày đầu năm mới (sợ mất lộc), người có tang kiêng đến nhà người khác đầu năm mới…v.v.

Sau 3 ngày hay 5 ngày, người ta làm lễ và cỗ cúng “hóa vàng”, đốt tiền giấy và tiễn Tổ Tiên về lại thế giới của người đã khuất. Từ dương cơ người đang sống, Tổ Tiên trở lại chốn âm phần.

Từ phút giao thừa, sự sống hồi sinh tới 7 ngày thì được coi là hoàn toàn hồi phục. Mồng Bảy Tết là ngày khai hạ, hạ Cây Nêu xuống, coi như mừng kết thúc Tết. Người ta làm lễ “mở cửa rừng” nơi rừng núi để dân đi lại vào rừng tự do. Người ta lại làm lễ “khai ấn” ở các công thư quan lại và triều đình. Mọi sinh hoạt đời thường được xem là tiếp tục…

Nhưng xã hội tiểu nông ngày trước, có nhiều ngày nông nhàn. Vụ chiêm chỉ có ở miền trũng. Ở vùng đồng mùa vẫn có nhịp điệu đa canh: “Tháng Chạp là tháng trồng khoai/ Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà”. Tuy nhiên, nhịp điệu sản xuất tiểu nông những tháng này ngày trước không thật khẩn trương vì “Tháng Giêng ăn tết ở nhà/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba hội hè”.

Quả thật ngày xưa “ra Giêng ngày rộng tháng dài”, sau cái Tết chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, người ta bước vào mùa Hội hè đình đám, mùa sinh hoạt cộng đồng với “gái tháng hai giai tháng tám”: Hội xoan đất tổ, Quan họ Bắc Ninh, Hội pháo Đồng Kỵ ngay từ mồng 4 tết (là sinh hoạt cộng đồng sớm nhất) và “các hội làng” rải rác suốt mấy tháng Xuân. Người ta trẩy hội chùa Hương tháng 2 cho đến hội chùa Dâu tháng 4 và chỉ kết thúc với hội Gióng, hội Đầu mùa mưa: “Ai ơi mồng chín tháng tư/Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”.

Sau đó là một mùa làm ăn mới, với bao nỗi lo âu và bất trắc.

* Trích “Văn hóa Tết và Tết văn hóa” của cố giáo sư Trần Quốc Vượng

Theo vtc.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

    10:57 | 29/12/2024
  • Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.

    08:04 | 29/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load