Thứ sáu 26/04/2024 06:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều: Kết nối cung, cầu trong và ngoài nước

14:45 | 07/06/2020

(Xây dựng) - 65 điểm cầu kết nối với tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước cùng một số tỉnh, thành phố, hội doanh nghiệp Trung Quốc tại hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều lần đầu tiên được Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức ngày 6/6 đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tiêu thụ vải thiều của tỉnh này trong năm nay.

hoi nghi truc tuyen xuc tien tieu thu vai thieu ket noi cung cau trong va ngoai nuoc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vẫy chào đoàn xe chở vải thiều tiêu thụ trong và ngoài nước.

Giữ vững sản lượng xuất khẩu

Phát biểu chiêu thương tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn nhấn mạnh: Bắc Giang là thủ phủ trái cây ở miền Bắc Việt Nam và là kinh đô của vải thiều, với diện tích vải thiều là 28 nghìn ha, sản lượng trung bình đạt từ 150 - 200 nghìn tấn/năm. Năm 2020, sản lượng vải thiều toàn tỉnh ước đạt 160 nghìn tấn.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, để triển khai kế hoạch sản xuất, tiêu thụ vải thiều, Bắc Giang xác định phải nhận thức đúng và theo sát tình hình; đề xuất chủ trương và biện pháp phù hợp, linh hoạt; tổ chức triển khai đồng bộ và sáng tạo trong tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều; tổ chức xây dựng các kịch bản cụ thể để chủ động ứng phó với tình hình thị trường trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Năm 2020, diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.100ha, sản lượng ước đạt 160.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn so với năm 2019. Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2020 là 15 nghìn ha, tăng 1.145ha so với năm 2019 và hướng tới đạt 100% diện tích; diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 218ha, đã được Mỹ cấp mã số IRADS, cơ quan chức năng Nhật Bản chấp thuận 19 mã vùng trồng; cơ quan chức năng Trung Quốc đã chấp thuận 149 mã vùng trồng và 288 cơ sở đóng gói.

Bám sát nhu cầu của thị trường, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhân rộng mô hình liên kết sản xuất góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và liên kết chuỗi giá trị. Đồng thời, quan tâm xây dựng, phát triển thương hiệu, tem nhãn sản phẩm hàng hóa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Nhằm đáp ứng được đủ số lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Singapore, Trung Đông, Thái Lan và các nước khác trên thế giới, tỉnh tích cực chỉ đạo các sở, ngành, địa phương hướng dẫn nông dân sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn nhấn mạnh, tỉnh Bắc Giang đang bước vào những ngày đầu của vụ thu hoạch vải thiều năm 2020, nhưng từ nhiều tháng nay, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã chủ động, sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện về nguồn vốn, nguồn điện, thùng xốp, đá cây, vệ sinh môi trường, kho, bãi tập kết phương tiện vận tải, các điểm cân, mua vải thiều tập trung, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và các dịch vụ khác. Tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. “Với công tác chuẩn bị như trên, chúng tôi đang hướng tới kịch bản khả quan sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80 nghìn tấn, chiếm 50% sản lượng, phần còn lại được chế biến, tiêu thụ tại thị trường nội địa”, ông Lại Thanh Sơn cho biết.

Nâng tầm vải thiều Bắc Giang

Ông Hồ Tỏa Cẩm - Công sứ Tham tán Kinh tế - Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, nhiều năm trở lại đây, vải Bắc Giang được tiêu thụ rất tốt trên các thị trường của các thành phố lớn tại Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến, cho nên hiện nay thương hiệu vải Bắc Giang đã vô cùng nổi tiếng trên đất Trung Quốc.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng và khó khăn đối với việc giao dịch buôn bán vải thiều của 2 nước, vì vậy, ông mong muốn cơ quan hải quan của 2 nước tiếp tục kết nối và có những điều tiết phù hợp để vải thiều được thông quan nhanh chóng, thuận lợi. Các thương nhân, doanh nghiệp của Việt Nam giúp doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc đảm bảo về mặt chất lượng quả vải, bao bì đóng gói, bảo quản theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc và đảm bảo đúng số lượng và chất lượng khi giao hàng ở cửa khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, vải thiều Bắc Giang không chỉ là đặc sản trong nước mà còn chinh phục được nhiều thị trường khó tính, được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia. Đặc biệt, vải thiều Bắc Giang là 1 trong 2 đặc sản thiên nhiên (cùng với yến sào Khánh Hòa) được Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á chính thức xác lập Top 10 các món ăn đặc sản, đặc sản thiên nhiên, đặc sản quà tặng của Việt Nam đạt giá trị Kỷ lục Đông Nam Á năm 2018.

Vì vậy, để đảm bảo mùa vụ vải thiều thắng lợi toàn diện, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Bắc Giang tiếp tục hướng dẫn người trồng vải các kỹ thuật canh tác, thu hoạch để đảm bảo vải thiều có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài, doanh nhân Trung Quốc đến tham quan, khảo sát và ký kết hợp đồng chính thức với các Hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị các tỉnh có đường biên với Trung Quốc, ưu tiên giải quyết thủ tục thông quan cho mặt hàng vải thiều xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; thường xuyên trao đổi với các cơ quan chuyên môn và bộ phận thương vụ của các nước để kịp thời cập nhật thông tin thị trường, chính sách biên mậu, hàng rào kỹ thuật đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Thứ trưởng mong muốn các nhà đầu tư, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước đầu tư triển khai các dự án chế biến nông sản, thực phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân.

Còn Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, các hoạt động đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ quả vải thiều ngay tại thị trường trong nước đồng thời tìm hướng tối ưu hóa hiệu quả với các thị trường xuất khẩu đã được lãnh đạo Bộ Công Thương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt suốt thời gian qua.

Ngay từ đầu năm nay, trên cơ sở phân tích những tác động từ dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương đã sớm phối hợp UBND tỉnh Bắc Giang bàn bạc, xây dựng các phương án, kịch bản tiêu thụ quả vải năm 2020. Năm nay, các hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ quả vải tại thị trường trong nước được đặc biệt chú trọng để Bắc Giang có thể chủ động ứng phó với kịch bản thị trường xấu nhất.

Thời gian tới, nhằm đem quả vải Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường quan trọng và mới nổi như Trung Quốc, Singapore, Australia, Nhật Bản…

Chương Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load