Thứ năm 25/04/2024 13:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Học viện AMC: Đào tạo để bổ sung nguồn giảng viên cho các khóa học trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất

23:22 | 22/02/2022

(Xây dựng) – Trong hai ngày, 21-22/2, tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC), Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp – Expertise France tổ chức khoá đào tạo giảng viên về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với bao bì.

hoc vien amc dao tao de bo sung nguon giang vien cho cac khoa hoc trach nhiem mo rong cua nha san xuat
Toàn cảnh khóa đào tạo giảng viên về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” do Liên minh châu Âu (EU) và Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ. Tới dự khoá đào tạo, có bà Fanny Quertamp - chuyên gia tư vấn cấp cao của dự án, đại diện cho cơ quan triển khai dự án Expertise France. Về phía Việt Nam có ông Nguyễn Thi - đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế của Học viện AMC đồng thời cũng là đơn vị triển khai hợp phần quan trọng của Dự án này cùng các học viên tham gia.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là cơ chế tiếp cận chính sách môi trường được xem như chìa khoá thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn. Cơ chế này được áp dụng tại một số quốc gia châu Âu, châu Á và đã đem lại nhiều lợi ích cho môi trường, xã hội và kinh tế. Tại Việt Nam, nguyên tắc cơ bản của cơ chế EPR được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với kỳ vọng cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay, từng bước hình thành ngành công nghiệp tái chế và là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trong 2 ngày diễn ra, đại diện các tổ chức quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia và học viên đã chia sẻ các nội dung liên quan đến lộ trình áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và lựa chọn EPR là một phần thiết yếu của mô hình này. Bên cạnh đó, khóa đào tạo còn giới thiệu về một số chính sách và dự thảo Nghị định EPR; bộ công cụ EPR đối với bao bì; các khía cạnh chung của EPR; vai trò của lực lượng thu gom, xử lý phế liệu tự do trong việc thu gom và phân loại rác thải bao bì và trong chương trình EPR ở Việt Nam; bài học kinh nghiệm và đề xuất cho việc thực hiện cơ chế EPR và thiết lập cơ chế PRO tại Việt Nam…

Xuyên suốt các học phần của khoá đào tạo, ông Christophe Pautrat từ Landbell Group và bà Elena Rabbow các chuyên gia quốc tế cũng đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thiết kế và áp dụng EPR tại một số quốc gia châu Âu. Đặc biệt, trong nội dung về tái chế, ông Sebastian Frisch đến từ tổ chức Blackforest Solutions đã trình bày tổng quan về các công nghệ xử lý chất thải bao bì nhựa, các cách làm hay của châu Âu, việc chuyển giao công nghệ cho Đông Nam Á, cùng với quan điểm về khả năng tái chế vật liệu.

Học viện AMC là đơn vị duy nhất của Bộ Xây dựng thực hiện sứ mệnh đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý phát triển đô thị cho các địa phương trên cả nước trong quá trình đô thị hoá, hỗ trợ và đồng hành với các địa phương xây dựng chiến lược phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy lồng ghép các công cụ quản lý rác thải vào quy hoạch, kế hoạch quản lý đô thị trong thời gian tới.

Thời gian qua, Học viện AMC đã và đang cộng tác với các đối tác trong nước và quốc tế, trong đó có Expertise France để xây dựng các chương trình đào tạo, những nghiên cứu liên quan đến chất thải nhựa và kinh tế tuần hoàn trong mối quan hệ với quá trình đô thị hoá. Cũng mới đây, Học viện đã tham gia vào mạng lưới Chương trình Đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và PREVENT Waste Alliance. Chính vì vậy, khoá đào tạo này sẽ là bước khởi đầu cho quá trình hợp tác nhằm phổ biến bộ công cụ EPR đến tất cả mọi thành phần tham gia vào phát triển đô thị, không chỉ là các doanh nghiệp mà cả các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, hội nghề nghiệp, chính quyền đô thị… Hành động giảm rác thải nhựa cần sự đồng hành và quyết tâm của tất cả các bên.

hoc vien amc dao tao de bo sung nguon giang vien cho cac khoa hoc trach nhiem mo rong cua nha san xuat
Bà Fanny Quertamp chia sẻ những kinh nghiệm triển khai mô hình EPR trên thế giới.

Bà Fanny Quertamp - chuyên gia tư vấn cấp cao Việt Nam - Expertise France chia sẻ: Hiện nay, cơ quan này đang hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiều hoạt động về quản lý chất thải nhựa, góp phần xây dựng khung pháp lý về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với bao bì. Mục tiêu của khóa học là đào tạo các chuyên gia, những người sẽ là giảng viên tại các khóa đào tạo nhân rộng nhằm nâng cao năng lực về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với bao bì. Nội dung đào tạo được xây dựng dựa trên phiên bản tiếng Việt của Bộ công cụ EPR (EPR toolbox) do PREVENT Waste Alliance thực hiện và dựa trên các quy định về EPR trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhiều thông tin bổ ích hướng nghiệp khối ngành Luật – Kinh tế

    (Xây dựng) - Ngày 20/4, tại Trường THPT Đồng Quan (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên), Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Trường Đại học Thành Đô và một số đơn vị, trường học tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”.

  • Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Học sinh phải luyện thi trong phòng học xuống cấp

    (Xây dựng) - Nhiều phòng học tại trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, giáo viên và học sinh hằng ngày đến lớp trong cảnh thấp thỏm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.

  • Trường Đại học Công nghệ Đông Á công bố chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ năm học 2024 - 2025

    (Xây dựng) - Trong năm 2024, việc xét tuyển vào các trường đại học thông qua hồ sơ học bạ sớm đang dần trở thành một xu hướng được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn. Trường Đại học Công nghệ Đông Á đang là một trong những ngôi trường thuộc top đầu cả nước đã công bố chỉ tiêu dành cho phương thức xét học bạ.

  • Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ

    (Xây dựng) - Ngày 13/4, Chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ” diễn ra tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội với sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đại diện các trường đại học, doanh nghiệp, doanh nhân và hơn 1.000 học sinh THPT tham gia trực tiếp.

  • Lễ Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B16 Bộ Ngành 2 (khóa học 2022-2024)

    (Xây dựng) – 41 học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B16 Bộ Ngành 2 (khóa học 2022-2024) đã hoàn thành khoá học và nhận bằng tốt nghiệp tại Lễ Bế giảng được Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực I tổ chức sáng 6/4/2024 vừa qua. Lễ Bế giảng trang trọng được tổ chức đồng thời cùng các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B09 Địa phương 1, K69.B15 Bộ ngành 1, K69.B16 Bộ Ngành 2. TS. Phạm Thị Ngọc Dung – Phó Giám đốc Học viện chủ trì buổi lễ.

  • 100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

    (Xây dựng) - Học bổng Lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2024 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy, tầm nhìn và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và toàn cầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load