(Xây dựng) - Sáng 5/9, khoảng 23 triệu học sinh cả nước dự lễ khai giảng năm học 2022-2023 trực tiếp sau hai năm phải kết hợp nhiều hình thức do ảnh hưởng của Covid-19. Tại Thủ đô Hà Nội, đường phố đông đúc từ 6h30 khi có hơn 2,2 triệu học sinh đến trường khai giảng.
THCS Giảng Võ vinh dự tiếp đón Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đến khai giảng năm học mới. |
Từ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương tổ chức lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, theo tinh thần giảm bớt những phần rườm rà của phần "lễ" mang tính hình thức, để dành thời gian cho các hoạt động mang lại không khí vui tươi, có ý nghĩa đầu năm học mới.
Sau một năm không có ngày khai trường do dịch Covid-19, các thầy cô giáo và học sinh đều mong đợi ngày khai giảng năm học. Lễ khai giảng năm học mới năm nay được nhiều trường chú tâm xây dựng các chương trình đặc biệt đón học sinh đầu cấp, tổ chức các hoạt động gắn với văn hóa truyền thống, hoặc các chủ đề được ưu tiên thực hiện trong năm học.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại một số trường học trên địa bàn Thủ đô:
Lễ khai giảng tại THCS Giảng Võ (Ba Đình), trong Năm học 2022 – 2023, trường đón 800 học sinh lớp 6, nâng tổng quy mô học sinh của trường lên 3.300 học sinh. |
Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy các học sinh háo hức với ngày hội khai trường từ sáng sớm. |
THCS & THPT Nguyễn Tất Thành. |
Khai giảng tại Tiểu học Nam Từ Liêm. |
Lễ khai giảng tại THCS Ngô Gia Tự (quận Long Biên). |
Lễ khai giảng tại Trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm). |
Lễ chào cờ trong ngày khai giảng tại THCS Cao Bá Quát (Gia Lâm). |
Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là năm đầu tiên chương trình mới triển khai ở cả ba cấp học: lớp 1, 2, 3 (tiểu học), lớp 6, 7 (THCS) và lớp 10 (THPT).
Vừa triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, vừa tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2000 trong cùng một cấp học là thách thức đối với ngành giáo dục trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn về trường lớp, giáo viên. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định; cùng với việc thực hiện chương trình mới, các nhà trường phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá, đặc biệt là đổi mới quản trị nhà trường, quản lý chuyên môn.
Diệu Anh
Theo